Chia sẻ tại tọa đàm "Chuyển đổi số trong quy trình sản xuất và chế biến nông sản" trên VnExpress ngày 3/11, TS Nguyễn Anh Phong, Giám đốc Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, Viện Chính sách v🐲à Chiến lược Phát triển nông n𝔉ghiệp nông thôn đưa ra thực trạng, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho chuyển đổi số.
Dẫn một báo cáo về chuyển đổi số năm 2019, vị này nêu hai lý do hàng đầu dựa trên kết quả đánh giá của doanh nghiệp trong khảo sát. 🀅Bên cạnh việc thiếu chiến lược chuẩn bị cho chuyển đổi số, các đơn vị này gặp kh𓆉ó trong tiếp cận tín dụng. Đây là rào cản lớn, đặc biệt trong bối cảnh 97% doanh nghiệp Việt là vừa và nhỏ, nhu cầu vốn đầu tư cho công nghệ nhiều.
"Cơ chế chính sách, thủ tục tiếp cận vốn vay khó, phải qua bước xây dựng dự án, thẩm định, đặc biệt là tài sản đảm bảo", ông Phong 🤪nhận định.
Chuyên gia lấy ví dụ, nhiều ngân hàng chưa chấp nhận hoặc chấp nhận rất ít với giá thấp các tài sản trên đất, kể cả các tài sản có giá trị cao như nhà kính, nhà lưới... Nhiều tài sản doanh nghiệp phải mua bằng sở hữu trí tuꦆệ cũng không được đưa vào danh mục tài sản thế chấp.
Từ năm 2017 đến nay, các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp liên tục ra đời, đặc biệt hướng tới đối tượng làm nông nghiệp, như Nghị định 57 về thu hút đầu tư, Nghị định 116 về tín dụng nông thôn, Q꧑uy định 68 về công nghệ sau thu hoạch...
Tuy nhiên, PGS. TS Phạm Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Cơ điện nông♏ nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng chính sách vẫn "chưa đủ mạnh". Ông Tuấn cũng đồng ý, việc vay vốn, thuê đất, ưu đãi 🐻lãi suất cho lĩnh vực này còn khá rắc rối và chưa nhanh.
"Ở Hàn Quốc việc ưu đãi mạnh tay của chính phủ cho nông nghiệp thể hiện▨ ⭕ở giá thành nông sản đầu ra của họ rất thấp", ông Tuấn lấy ví dụ.
Tuy nhiên, Thân Văn Hùng - Phó chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam nhìn nhận, nhiều ngân hàng🍸 hiện nay đã định giá doanh nghiệp dựa trên uy tín, tín nhiệm, trình độ quản lý, dòng tiền.
Để thực hiện chiến lược cơ giới hoá về sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, các chuyên gia cho rằng nên tập trung hơn vào nhóm doanh nghiệp, đặc biệt là SME. Theo đó, chính sácꦜh hỗ trợ doanh nghiệp, thủ tục cần đơn giản, hợp lý để đi vào thực tế, khuyến khích cho các thành phần tham gia. Các đối tượng này cần được thụ hưởng nhiều hơn về chính sách, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Giữa các đơn vị đào tạo, dạy nghề cần phối hợp tốt hơn để tạo ra nguồn lao động hàm lượng tay nghề kỹ thuật tốt.
Phong Vân