Người sử dụng trong nước cuối thập niên 90 bắt đầu tiếp xúc với Internet bằng kết nối dial-up (truy cập quay số, hay còn gọi là dịch vụ Internet gián tiếp). "Trước năm 2000, quán Internet rất hiếm, nhà ai sở hữu máy tính được xếp vào diện 'có điều kiện' rồi, lại còn được trang bị cả Internet nữa thì đúng là có thể hãnh diện với cả phố", độc giả minhngoc.xd chia sẻ trên 168betvisa-slots.com.
Công đoạn quen thuộc mỗi khi vào mạng thời dial-up là bật modem, nhập mật khẩu và chờ kết 🌳nối trong tiếng "tít tít, te te, rè rè" mà không ít người nhận xét là "đầy thân thương" nhưng cũng rất bực mình vì "háo hức ngồi nghe cái chuỗi âm thanh đó tới 3-4 phút mới kết nối được thì lại có người cần gọi điện, lại phải thực hiện từ đầu".
Cước ADSL ngày nay dựa trên lưu lượng sử dụng, trong khi dịch vụ dial-up được tính theo thời gian vì dùng đường truyền điện thoại, vì thế, "cư dân mạng" thời ấy nghĩ ra nhiều cách để tiết kiệm chi phí. "Mình mở khoảng 10 trang, lưu lại (save as), ngắt kết nối mạng rồi mới ngồi đọc. Vậy mà tháng đầu vẫn hết tới 200.000 đồng, cả nhà phát hoảng. Giờ đang dùng cáp quang duyệt web ầm ầm, nghĩ lại thấy quãng thời gian đó thấy thật vui", thành viên Haicop trên🅷 Facebook nhớ lại.
Tương tự, một số người kể mỗi lần cần gửi e-mail, họ soạn sẵn trên Word, sao ra đĩa mềm rồi đem ra quán Internet để gửi. Giá truy cập trong 10 phút khoảng 3.000 đồng nhưng có khi chơi xong cả ván game Solitaire mà trang mới load (tải) được khoảng một nửa. Một độc giả của 168betvisa-slots.com ví von rằng hồi đó 🎃xăng chỉ có 4.000 đồng/lít nhưng giá ở quán Internet lên tới 15.000 đồng/giờ.
A🉐nh Văn Viết Hoàng (Gia Lâm, Hà Nội) nhớ lại, hồi đó anh và chị gái suốt ngày tranh giành điện thoại vì mỗi khi vào mạng là điện thoại bị ngắt, ai gọi đến chỉ nghe thấy tiếng tút tút báo bận. Cô chị đang trong giai đoạn có người "cưa cẩm" nên thích "nấu cháo điện thoại" nhưng cậu em thì cứ nhăm nhe rút phắt giắc cắm để nối mạng khiến hầu như ngày nào hai chị em cũng cãi nhau.
Anh Lê Hải Minh (Vĩnh Phúc) lại không thể quên giải bóng đá World Cup 2002. Khi đó, một số cặp đấu diễn ra trùng thời điểm nên đài truyền hình chỉ có thể phát một trận, do đó rất nhiề🦋u người sốt sắng muốn biết kết quả trận thứ hai. "Mình liên tục thắng cược, còn bố mình không hiểu tại sao mình có thể đoán trúng kết quả đến như vậy. Phần thưởng là mình được phép truy cập Internet thêm 1 tiếng trước khi đi ngủ nhưng bố không biết rằng mình thắng là nhờ bí mật vào mạng tra kết quả trước", anh Minh chia sẻ. Tuy nhiên, máy tính của anh từng bị "niêm phong" suốt 2 tháng vì truy cập vào trang web lạ khiến dịch vụ tự động quay số ra nước ngoài và hóa đơn tháng đó tăng vọt lên tới vài triệu đồng.
Cũng nhờ nhà "có điều kiện" nên khi một số quán Internet trong khu xuất hiện, anh Minh trở thành chuyên gia tin học về... tạo tài khoản Yahoo Messenger. Hoạt động chính của mọi người là tải nhạc và tra lời bài hát, đọc báo, tham gia diễn đàn (khi đó nhiều admin, mod được coi như thần tượng của giới trẻ) hoặc chat Yahoo (dịch vụ chat và e-mail của hãng này thông dụng đến mức một số quán Internet được đặt tên là Yahoo Cafe). Hầu như ai cũng vào mạng trong sự háo hức và kiên nhẫn mà ít người hiện nay hình dung được. "Cái cảm giác chat một câu mà 30 giây sau người bên kia mới nhận được khiến câu trả lời đôi khi chẳng ăn nhập gì thật là tếu, đã thế lại còn thích 'xài sang' như tải hình nền lá vàng rơi, gõ emoticon chi chít", anh Minh kể lại. "Riêng dòng thông báo This page cannnot be displayed (Không thể hiển tဣhị trang này) trên cửa sổ trình duyệt Internet Explorer khi mở trang web thì có lẽ♉ cư dân mạng thế hệ đầu không ai là không từng gặp".
Chính vì thế, khi một số người lên mạng phàn nàn việc Internet chập chờn do sửa chữa tuyến cáp quang hồi đầu tháng 11/2012, thành viên Vikhoa Kylin đã đùa vui trên Facebook rằng: "Mình thấy dạo này Internet nhanh hơn trước 😼nhiều lắm chứ. Nhớ hồi năm 1997 dùng dial-up 33,6 Kb/giây vào mạng chậm như rùa, giờ nhanh hơn nhiều, chắc cũng cỡ ...128 Kb/ giây".
2012 là năm kỷ niệm 15 năm Internet Việt Namꦗ, cũng là năm kết nối dial-up chính thức bị khai tử. Các quán Internet, sau khi hoàn thành sứ mệnh "phổ cập" Internet, cũng đã qua thời vàng son bởi ngày nay, với sự phổ biến của máy tính, tablet, điện thoại... song song với mức cước ADSL tương đối rẻ và sự ra đời của mạng 3G, đa số chọn ra quán Internet là để chơi game hoặc trong trường hợp cần kíp.
Châu An