Đánh giá về mối lo ng🍰ại lớn nhất của Australia ở Biển Đông trong khoảng thời gian hai năm nay, Giáo sư John Blaxland, Giám đốc Viện Đông Nam Á, Đại học Quốc gia Australia (ANU),🍸 nêu rõ đó là sự bất định trong chính sách của Mỹ, t⛦ừ khi Tổng thống Trump nắm quyền. Ông Blaxland trao đổi với một💞 nhóm phóng viên các nước ASEAN tại Canberra, trước thềm cuộc Hội nghị thượ🎉ng đỉnh ASEAN - Australia lần đầu được tổ chức ở Australia từ 17 đến 18/3.
Giáo sư người Australia giải thích nếu như trước đây, Mỹ được coi là nhân tố chính giúp đảm bảo an ninh ở khu vực thì nay Washington dường như trở nên hay thay đổi trong cách tiếp cận của mình. Khó có thể hꦑiểu được chính sách ngoại giao của Mỹ, có những thông điệp mà Ngoại trưởng hay Bộ trưởng Quốc phòng đưa ra không nhất quán với những gì ông Trump🌠 tuyên bố. Vì thế Canberra lo mình có thể "bị hớ" khi Washington thay đổi.
Theo ông Blaxland, trên thực tế, Australia từng gặp một sự cố khi Mỹ đổi hướng. Đó là n☂ăm 1972, khi Thủ tướng Australia William McMahon chỉ trích mạnh mẽ lãnh đạo đối lập Gough Whitlam về kế hoạch gặp chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, thì chưa đầy một tuần sau, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã thực hiện kế hoạch tương tự.
Trên Biển Đông, sau một quá trình từ 2016, Trung Quốc được cho là đã hoàn thành việc cải tạo phi pháp 7 đá, biến chúng thành các đảo nhân tạo và xây dựng nhiều công trình trái phép. Bắc Kinh cũng bố trí nhiều thiết bị quân sự n﷽hư tên lửa, chiến đấu cơ, radar ở các căn cứ này.
"Có mối lo ngạiไ thực sự ở Australia về việc ủng hộ Mỹ đến mức nào trong chính sách bảo đảm tự do hàng hải", ông Blaxland nói.
Hiện nay, khi có diễn biến mới ở khu vực, liên quan đến Trung Quốc, Nga, hay Triều Tiên, thì dư luận đều đặt câu hỏi lớn về quan điểm của Mỹ. Với A🔯ustralia, vấn đề đặt ra là hợp tác với Mỹ ở mức độ nào, liệu Washington có đưa ra tuyên bố gì mà Canberra không lường trước được không, khiến Australia bị động vì quá ủng hộ chính sách ngoại giao đã thay đổi.
"Tôi cho rằng ASEAN cũng có mối lo ngại tương tự với Australia", ông Blaxland nhận định.
Bày tỏ sự lo lắn🍃g về tình hình hiện tại ở khu vực, Giáo sư Michael Wesley, Hiệu trưởng Trường châu Á - Thái Bình Dương (CAP), Đại học quốc gia Australia, đánh giá từ khi Mỹ có chính quyền mới, dường như các nước có tranh chấp với Trung Quốc bị "giảm động lực". Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Phi🗹lippines, Việt Nam, và dường như Bắc Kinh đang đánh cược với các nước, "cứ chống lại áp lực của Trung Quốc nếu muốn", vì hiện nay mọi người đều nói đến sự bất ổn.
Hiệu trưởng của CAP khẳng định Australia và ASEAN không chỉ chia sẻ quan ngại ở Biể𝓀n Đông, mà còn có chung quan điểm chính sách ở khu vực này. Australia không chấp nhận yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, tuyên bố ủng hộ Phán quyết của Toà trọng tài quốc tế năm 2016, trong đó bác bỏ Đường 9 đoạn của Bắc Kinh, là có tính ràng buộc, đòi hỏi Trung Quốc và Philippines phải tuân thủ. Australia lo ngại về việc Trung Quốc thách thức các quy tắc chung, trong đó có Luật biển của Liên Hợp Quốc và gần đây đã nêu quan ngại trong Sách Trắng về trật tự quố♔c tế dự🌞a trên quy tắc.
"Tôi nhận thấy Australia đang gia tăng mối quan tâm về tìm kiếm sự tương đồng với các nước ASEAN nhằm thuyết phục Trung Quốc tuân theo trật tự dựa trên quy tắc", ông Wesley nói.
Giáo sư Blaxland lưu ý Australia đang có những tính toán mang tính khu vực về những lợi ích quốc tế, xem xét đến vai trò của ✃các nước ASEAN. Một trong những ví dụ rõ gần đây là Thủ tướng Australia Malco♛lm Turnbull đến thăm Mỹ hôm 23/2, gặp Tổng thống Trump, nhằm gửi ra thông điệp Canberra vẫn hợp tác chặt chẽ với Washington, nhấn mạnh sự thống nhất của hai bên trong mộ🌃t số vấn đề, trong đó có thoả thuận về người tị nạn. Sau chuyến đi này, Thủ tướng Turnbull sꦛẽ chủ trì Hội nghị cấp cao đầu tiên với các lãnh đạo ASEAN vào 17/3.
Niềm tin lớn về tiếng nói chung của ASEAN
Theo ông Blaxland, m𒐪ặc dù có một số thành viên ASEAN có quan điểm khác về Biển Đông nhưng Hiệp hội vẫn nên duy tr🅘ì tiếng nói chung. Các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei vẫn có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông, do đó ASEAN cần lên tiếng trong bất cứ hình thức nào, dù là có 10 nước hay chỉ có 9 hay 8 thành viên đồng tình.
"Việc các nước có tranh chấp với Trung Quốc từ bỏ lợi ích của mình là điều Bắc Kinh mong muốn", ông Blaxland cảnh báo.
Từng là Tuỳ viên Quốc phòng của Australi✅a tại Thái Lan, ông Blaxland cho biết với những kinh nghiệm của mình, ông tin rằng Campuchia cũn♒g quan tâm đến tiếng nói chung của ASEAN, vì nước này cũng đang đứng trước nguy cơ dài hạn về mặt chính sách với Trung Quốc. Phnom Penh đang hưởng lợi ích kinh tế trước mắt từ Bắc Kinh nhưng đầu tư của Trung Quốc ở sông Mekong gây nên rủi ro cạn nước ở sông Mekong và Biển Hồ trong tương lai. Nếu các đập thuỷ điện ở thượng ng꧙uồn Mekong do Trung Quốc xây dựng vẫn phát triển, các nước hạ nguồn sẽ bị hạn hán nghiêm trọng. Người dân Campuchia phải bỏ nhà cửa đi tìm nơi trú ngụ mới là câu chuyện có thể xảy ra trong 10 năm tới.
Về quan hệ trong nội khối ASEAN, Giáo sư của ANU khuyên một số nước láng giềng thay đổi cách tiế🃏p cận trong xử lý quan hệ với Campuch෴ia, từ đó giúp Phnom Penh cảm thấy gắn kế🉐t với ASEAN hơn.
"Trong bối cảnh hiện nay, khi không ai có thể thay đổi những gì Trung💦 Quốc thực hiện ở Biển Đông, vấn đề cơ bản là các nước ASEAN 😼có thể chống lại áp lực của Trung Quốc hay không, ASEAN có thể thuyết phục Trung Quốc đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC) thực sự và cam kết với nó hay không", Giáo sư Blaxland gợi ý điều Hiệp hội cần đặt trọng tâm.
Việt Anh