Từ ngày 17/7 đến 20/7, mưa lớn liên tục trút xuống Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, trở thành một trong những trận mưa lớn nhất đ🐻ược ghi nhận trên toàn cầu. Chỉ trong vòng một tiếng, từ 16h đến 17h ngày 20/7, mực nước mưa đo được là 201,9 mm, góp phần khiến tổng ꦉlượng mưa trong ngày của Trịnh Châu vượt 609 mm. Con số này gần tương đương lượng mưa trung bình cả năm của Trịnh Châu là xấp xỉ 645 mm.
Trạm thời tiết Trịnh Châu gọi đây là trận mưa "nghìn năm có một". Cơ quan tài nguyên nước của Hà Nam thậm chí còn tuyên bố mực nước mưa được ghi nhận tại một số trạm "5.000 năm mới có một". Hà Nam cho biết hơn 7,5 triệu dân chịu ảnh hưởng lũ lụt, 56 nạn nhân thiệt mạng và hơ๊n 1,5 triệu người phải sơ tán.
Các nhà khoa học cho rằng trận mưa thảm khốc là kết quả của sự hội tụ ba điều kiện khí tượng. Thứ nhất, hơi ẩm nhiệt đới đã bao trùm nhiều khu vực ở miền nam Trung Quốc từ nhiều ngày trước. Thứ hai, bão Cempaka đổ bộ vào thị trấn Dương Tiêm, phía tây Hong Kong, sáng 20/7 với cường độ tươﷺng đương cấp một. Điều kiện thứ ba là bão In-Fa di chuyển về phía bắc Đài Loan.
Tuy nhiên, giới chuyên gia còn chỉ ra mưa lũ cực đoan xảy ra là do tác động của biến đổi khí hậu. Các trận mưa lũ lớn tháng này cũng xả🎀y ra ✃ở Đức và Bỉ, cướp đi sinh mạng của tổng cộng hơn 200 người.
"Các nhà khoa học khí hậu từ lâu đã dự đoán sự gia tăng và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan khi khí hậu Trái đất nóng lên do ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu. Nói một cách đơn giản, không khí ấm hơn có thể giữ và vận chuyển nhiều nước hơn. Vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang hiện hữu chứ không còn là chuyện của tương lai, lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc là biểu hiện của thời tiết khắc nghiệt do tác động của biến đổi khí hậu", Brian Eyler giám đốc chương trình Năng lượng, Nước, Bền vững, kiêm giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson ở Mỹ, nói với VnExpress.
"Tất cả các quốc gia, kể cả Việt Nam đều có nguy cơ hứng chịu lượng mưa cực đoan như Trung Quốc. Vào những th꧙áng mùa thu năm 202ꦇ0, bờ biển miền Trung của Việt Nam đã bị tàn phá bởi gió mùa dữ dội gây ra lũ lụt kỷ lục. Đợt mưa bão dữ dội đó có thể là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tương tự như những gì chúng ta đã thấy ở Trung Quốc vài ngày trước", Eyler nói thêm.
Michael E. Mann, giáo sư về khoa học khí quyển tại Đại học bang Pe♒nnsylvania, Mỹ, cũng cảnh báo trên khắp các vùng nhiệt đới, lượng mưa và lũ lụt cực đoan đang gia tăng và có nguy cơ còn 🔥tăng hơn nữa khi hành tinh nóng lên.
"Không khí giữ ẩm nhiều hơn, vì vậy ở những vùng vốn dễ có mưa như Việt Nam, nơi chịu ảnh hưởng của đới hội tụ liên chí tuyến (vùng có áp suất thấp và chuyển động không khí tăng lên trong khí quyển), chúng ta c🧜ó thể chứng kiến nhiều trận lũ lụt cực đoan xảy ra hơn", ông nói.
"Những cơn bão dữ dội rõ ràng sẽ là một phần trong tương lai của chúng ta và sẽ không biến mất, vì vậy các chính phủ, thành phố và vùng nông thôn cần phải có biện pháp thích ứng với các điều kiện mới", Eyler bình luận.
Ông chỉ♐ ra rằng một số đập ở Trung Quốc bị vỡ do mưa dữ dội. Ông cho rằng cần gia cố đập để chống chọi tác động của biến đổi khí hậu bằng cách xây tường cao hơn và chắc chắn hơn hoặc chúng phải được rút nước hay dỡ bỏ hoàn toàn khi có bão. Nếu không, việc xả nước đột ngột từ một con đập để ngăn nó bị vỡ trong một cơn bão dữ dội sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng lũ lụt ở hạ lưu.
Các chuyên gia nêu những biện pháp chống chọi mưa lũ như áp đặt các quy chuẩn xây dựng🍰 đòi hỏi cấu trúc bền hơn, có khả năng chịu nước hơn, nâng cao các bờ sông và cải thiện hệ thống thoát nước. Eyler nhấn mạnh rằng hệ thống cảnh báo sớm là yếu tố quan trọng cần phải 🦋được cải thiện.
"Hãy nhìn vào điều đã xảy ra ở Hà Nam, Trung Q🤡uốc, hệ thống cảnh báo sớm có thể đã ngăn hành khách đi tàu điện ngầm và cứu nhiều mạng sống", Eyler nói.
Hôm 20/7, hàng trăm người đã mắc kẹt trong tàu 🦄điện ngầm ngập nước ở Trịnh Châu. Lực lượng cứu hộ đã phải cắt nóc tàu để giải cứu những người mắc kẹt bên trong, khi nước lũ dâng cao dần. Tuy nhiên, 12 người đã thiệt mạng.
"Các địa phương phải𝓡 đánh giá tần suất xảy ra các sự kiện lũ lụt vốn được coi là 100 năm, 500 năm hay 1.000 năm mới xảy ra một lần và điều chỉnh quy hoạch phù hợp. Trận lụt ở Hà Nam được mô tả là sự k✤iện 5.000 năm mới có một lần, nhưng tôi tin rằng tôi sẽ chứng kiến một trận mưa lũ khác với cường độ mạnh như vậy xảy ra ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc trong đời mình", Eyler bình luận.
Giáo sư Mann cho rằng cần phải xử lý♌ tận gốc vấn đề. "Tôi muốn nhấn mạnh rằng giải pháp thực sự duy nhất là hành động toàn cầu về khí hậu. Việt Nam nên làm hết sức để kêu gọi các nước gây ô nhiễm lớn như Trung Quốc và Mỹ giảm lượng khí thải carbon", ông nói.
Phương Vũ