Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, hiện các dự án đất nền💖 được triển khai rất mạnh tại nhiều điểm du lịch biển trên cả nước. Riêng năm 2018, lượng cung mới tại các tỉnh ước đạt 100.000 sản phẩm, trong đó có hàng chục nghìn đất nền ven biển.
Xu hướng đầu tư vào phân khúc đất nền tại các điểm du lịch biển đang tăng trưởng mạnh gần đây. Tuy nhiên, các chuyên gia tại Diễn đàn Đầu tư bất động sản 2019: Rủi ro và cơ hội diễn ra ngày 22/6 nêu các cảnh báo ch✱o nhà đầu tư với phân khúc này.
Đề cập hiện tượng sốt đất nền cục bộ ở một số khu vực ven biển, Giáo sư ඣĐặng Hùng Võ cho rằng nên cấm chia lô bán nền. Theo ông, việc nhà đầu tư nhận đất xong, chia lô bán nền ngay là đi ngược lại với những mô hình đầu tư chuyên nghiệp, tức là đầu tư làm sao để bất động sản đó sinh lời. Đồng thời, theo ông, cần có cơ chế khuyến khích đầu tư trên đất để tạo ra những sản phẩm có giá🍎 trị sử dụng và sinh lời.
Ông Nguyễ🐼n Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, đã đến lúc cần nhìn nhận rõ ràng đây không phải là một kênh đầu tư mang tính bền vững mà đơn thuần là đầu tư lướt sóng và tiềm ẩn nhiều rủi ro như bị tồn đọng vốn do tính thời vụ và chịu ảnh hưởng bởi sóng thị trường, mua phải đất không rõ ràng pháp lý, đất lấn chiếm giấ🔥y tờ chủ yếu là giấy viết tay giá trị đảm bảo không cao. Một số dự án sau khi phân lô bán đất xong, thu tiền của khách hàng nhưng lại bỏ hoang hoặc thay đổi quy hoạch.
"Theo tôi nên tránh đất nền tại các dự án nhỏ lẻ hoặc đấ🌼t nền do người dân phân ra bán. Thay vào đó, nên đầu tư vào dự án có quy mô của các doanh nghiệp lớn là k🌠ênh đầu tư sinh lời, đảm bảo giá trị", ông Nam nhấn mạnh, đồng thời cũng kiến nghị nên kiểm soát khoản vay cá nhân trên 3 tỷ và những khoản đầu tư vào đất nền.
Với nhiều rủi ro nêu trên, các dòng vốn sẽ có sự phân hóa và dịch chuyển dần về những kênh đầu tư năng động h꧃ơn so với đất nền. Đó là những loại tài sản dễ kinh doanh, dễ kiểm soát dòng tiền và thu hồi vốn, đặc biệt tại nhữ💦ng dự án nghỉ dưỡng lớn, có chiến lược đầu tư, kinh doanh rõ ràng, dài hạn.
Tuy nhiên, câu chuyện pháp lý của những sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng một lần nữa được các chuyên gia nêu. Ông Nam cho biết, khung pháp lý của Việt Nam vẫn đi sau sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng. Bởi vậy, các nhà đầu tư kỳ vọng, quy định pháp l🐼ý cần sớm được hoàn thiện. Ngoài ra, cần công nhận bất động sản nghỉ dưỡng là một sản phẩm được mua bán, thừa kế, chuyển nhượng thuận tiện, đặc biệt trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng du lịch của Việt Nam đan🉐g đạt mức dao động từ 15% đến 20% mỗi năm.
Cùng với đó, theo các chuyên gia, để thị trườn🐎g phát triển đúng hướng thì bản thân nhà đầu tư cũng phải có những góc nhìn hướng đến sự chuyên nghiệp hơn về những sản phẩm nghỉ dưỡng.
Dẫn chứng thêm về sự chuyên nghiệp này, bà Trần Thị Mỹ Lộc – Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinhomes nói, bất động sản nghỉ dưỡng không chỉ là xây lên một công trình như nhà ở. Với đầu tư dự án nhà ở, chỉ cần hoàn thiện dự án và đư🦹a vào sử dụng, quản lý được. Còn với bất động sản nghỉ dưỡng, xây dựng xong công trình chỉ là một bước đầu của quá trình đầu tư, sau đó còn là cả một chặng đường quản lý để mang lại hiệu quả sinh lời cho người mua.
Nguyễn Hà