"Không có làn đường riêng là một trong những nguyên nhân xe buýt khó phát triển", ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệ⛎p hội Vận tải ôtô kh🗹ách du lịch TP HCM, nói tại hội thảo giải pháp phát triển vận tải hành khách công cộng, ngày 28/7.
Theo ông Tính, trước đây, TP HCM từng tổ chức hiệu quả làn riêng cho xe buýt trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5🃏, nhưng sau đó không mở rộng mà lại dừng. Vấn đề này cũng được đề cập suốt nhiều năm nay, song thành phố chưa triển khai lại. Điều này đi ngược mục tiêu phát triển giao thông thành phố.
Tham gia các hoạt động vận tải hành khách công cộng ở thành phố 30 năm qua, ông Tính cho biết giai đoạn 2002-2012, hệ thống buýt tại thành phố được xem phát triển nhất, bình quân mỗi ngày chở khoảng 900.000 khách. Cao điểm năm 2012, mỗi ngày gần 1,2 triệu khách, dù thờ꧒i gian này thành phố mới c🌸ó chừng 8 triệu dân, thấp hơn nhiều so với hiện nay.
"Tuy nhiên, từ 2012 đến nay, hệ thống xe buýt ở TP HCM tụt lùi theo từng năm, kể cả sản lượng, luồng tuyến, cũng như chất lượng phục vụ...", ông Tính nói 💮và cho rằng lượng xe cá nhân liên tục tăng, xe buýt mỗi ngày phải chen giữa dòng ôtô, xe máy dày đặc, khó đúng giờ nên không thu hút khách đi. Điều này cũng gây áp lực lớn về thời gian với tài xế xe buýt.
Đ🀅ồng quan điểm, TS Lương Hoài Nam, chuyên gia giao thông, cũng nhận định khi chưa có làn riêng cùng các trạm trung chuyển, nhà ga... thì hệ thống buýt "không có tương lai". Theo ông, việc mở làn đường riêng cho xe buýt ở TP HCM nhiều năm nay chưa thực hiện do cơ quan quản lý có sự "né tránh", lo ngại xung đột với xe cá n🍸hân, bị phản ứng...
"Nếu thành phố không quyết tâm và đối mặt với sự xung đột trên, làn riêng cho xe buýt sẽ không thể trở thành hiện thực, tương lai của loại hình này vẫn bế tắc", ông ღnói và cho rằng khi có làn riêng, c🅘ác chuyến xe buýt cần được tổ chức chạy nối tiếp nhau, hình thành một hệ thống hoạt động hiệu quả, ổn định, từ đó sẽ thu hút nhu cầu đi lại của hành khách.
Trong khi đó, đại diện Hợp tác xã vận tải số 15 - đơn vị đang khai thác 90 xe buýt tại TP HCM cũng cho rằng loại hình vận tải này phải có làn đường riêng mới có thể phát triển.🐎 "Nếu xe buýt không trợ giá thì thời điểm này khó có thể hoạt động được vì xe cá nhân dày đặc, buýt chạy chậm, khách vắng", ông nói.
Trước ý kiến của các chuyên gia, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Võ Khánh Hưng nói thời gian qua thành phố nghiên cứu tổ chức làn đường riêng cho xe buýt ở đường Võ Thị Sáu và Điện Biên Phủ ở nội đô. Tuy nhiên,𝕴 kế hoạch này khó khả thi, bởi hai tuyến này mật độ giao thông rất lớn, các loại xe khác dồn vào phần đường còn lại dễ ùn tắc, người dân rất khó đồng tình.
"Vừa qua, cũng có đề xuất mở làn riêng cho xe buýt từ Bến Thành, quận 1, đến Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, nhưng Sở Giao thông Vận tải đang nghiên cứu", ông Hưng nói và cho biết sắp tới sẽ tổ chức lại𓃲 mạng lưới xe buýt, thêm buýt nhỏ 17-22 chỗ, triển khai kết nối các tuyến buýt với Metro Số 1, dự kiến khai thác cuối năm sau để thu hút thêm hành khách.
TP HCM có 128 tuyến buýt với 🧔hơn 2.000 xe hoạt động, gồm 91 tuyến trợ giá. Năm ngoái, tổng lượng khách đi xe buýt tại TP HCM đạt 53 triệu lượt, bằng 43% so với năm 2020 do ảnh hưởng dịch. Năm nay, thành phố đặt mục tiêu lượng khách đi buýt đạt 232 triệu lượt, tăng khoảng 23% so với 2021. Gần đây, mỗi năm thành phố trợ giá khoảng 1.000 tỷ đồng cho loại hình xe buýt.
Gia Minh