Tại tọa đàm "Góp ý dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP" ngày 6/5, ông Dương Đăng Huệ, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, yêu cầu ban s🍌oạn thảo làm rõ quyền sở hữu của nhà đầu tư với dự án PPP. Một số văn bản của Chính phủ đã quy định nhà đầu tư là chủ sở hữu dự án song dự thảo Luật mới nhất lại không có.
"Doanh nghiệp dự án làm bao nhiêu công sức mà không được công nhận sở hữu. Đây là việc rất quan trọng gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp. Đề nghị là🧜m rõ doanh nghiệp chủ sở hữu có quyền kinh doanh công trình, vận hành khai thác dự án", ông Huệ nói.
Trái với ý kiến của ông Huệ, Luật sư L🧜ê Đình Vinh (Trung tâm trọng tài quốc tế) cho rằng dự án PPP có rất nhiều hình thức, có dự án do nhà đầu tư bỏ tiền, có dự án kinh doanh trên tài sản nhà nước đầu tư, cũng có loại hình như BOO thì doanh nghiệp được đầu tư và vận hành toàn bộ, nghĩa là được sở hữu.
Theo ông Vinh, PPP xuất phát từ mục tiêu công, tức Nhà nước không đủ tiền nên kêu gọi tư nhân đầu tư. Dự൲ thảo Luật PPP đang thiếu việc ghi nhận ai là chủ sở hữu các dự án này.
Bàn về chia sẻ rủi ro của dự án PPP, Luật s💎ư Lê Đình Vinh đánh giá, dự thảo Luật PPP quy định cơ chế Nhà nước chia sẻ phần giảm doanh thu với nhà đầu tư dự án còn ít, nói cách khác là phần thiệt thòi thuộc về nhà đầu tư.
Để đảm bảo công bằng, ông Vinh cho rằng, cơ chế chia sẻ phần tăng doanh thu với Nhà nước chỉ nên áp dụng với một số dự án có những lợi thế tăngꦿ trưởng doanh thu, không áp dụng với các dự án tại vùng sâu vùng xa... như một biện pháp ưu🐼 đãi để thu hút nhà đầu tư.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Thảo, Tổng giám đốc Công ty CP BOT c𒀰ầu Bạch Đằng cho rằng, khi dự án tăng doanh thu thì doanh nghiệp chia sẻ lợi nhuận với Nhà nước. S♈ong khi giảm doanh thu, Nhà nước chỉ chia sẻ với doanh nghiệp nếu dự án bị thay đổi quy hoạch, chính sách là bất hợp lý. Ông đề nghị xem xét chia sẻ hai bên trên cơ sở doanh thu thực tế để đảm bảo công bằng.
Ngoài ra, ông Thảo nêu vấn đề phí dự án PPP đang bị áp t🔯rần bởi thông tư của Bộ Giao thông Vận 🐓tải, nếu theo Luật PPP thì mức phí có thể tăng rất cao vượt trần. Vậy các quy định hiện hành có thay đổi theo Luật hay không.
Luật sư Nguyễn Tiến Lập (Trung tâm trọng ꦐtài quốc tế) nêu, nhiều nước đã tổng kết trên 60% dự án PPP không 🃏đạt mục tiêu mong muốn so với đầu tư công (gồm cả hiệu quả tài chính, chất lượng, công nghệ). Do đó, các nước không còn mặn mà với hình thức này. Thực chất PPP không huy động vốn tư nhân mà chính là vốn xã hội thông qua ngân hàng. Theo đó, rủi ro chuyển sang Nhà nước nếu ngân hàng mất khả năng thanh toán.
Ông Lập đề xuất khi quyết định đầu tư PPP cần lập một dಞự án đầu tư công ở giai đoạn tiền khả thi để làm đối chứng. Ngoài ra, nên ꦉbỏ quy định dự án do nhà đầu tư tự đề xuất để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Dự thảo Luật Đầu tư theo ༒phương thức đối tác công ꩵtư (Luật PPP) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẩm tra và chuẩn bị đưa ra xem xét, thông qua tại kỳ họp Quốc hội năm 2020.