Sáng 27/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế x💙ã hội. Đây là toạ đàm trong khuôn khổ của Diễn đàn kinh𒈔 tế - xã hội thường niên của Quốc hội.
Chia sẻ tại 🐟toạ đàm, ông Jacques Morisset - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần có kế hoạch trongꦡ trường hợp Covid-19 tiếp diễn trong một năm tới.
Để Việt Nam trở lại "trạng thái bình thường mới", chuyên gia WB gợi ý Việt Nam cần đẩy nhanh tiêm chủng vaccine kết hợ🐭p với xét nghiệm nhằm kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hạ🐷i về kinh tế.
"Tốc độ phục hồi kinh tế tương quan chặt chẽ với quy mô của các chương trình tiêm chủng, nhưng xét nghiệm vẫn là🎃 biện pháp quan trọng để ngăn chặn đại dịch", ông Jacques🧜 Morisset nói.
Ông Jacques Morisset cũng khuyến nghị việc quản lý hạn chế di chuyển 🌳cần thông minh hơn, trên cơ sở giám sát chặt chẽ và chia sẻ thông tin để điều chỉnh các biện pháp hạn chế di chuyển, đơn giản hóa và điều phối các quy trình. Ông gợi ý cách ly có mục tiêu là cách hiệu quả nhất về chi phí.
Để ổn định kinh tế vĩ mô, cần hướng sang chính♒ sách tài khóa nhiều hơn và thực hiện chính sách tiền tệ ít hơn. Bởi theo đánh giá của WB, chính sách tài khóa là công cụ mà Chính phủ chưa sử dụng nhiều, nhưng lại có thể giúp kích cầu trong ngắn hạn và cung trong dài hạn, trong khi dư địa tài khóa trong hiện tại và ngắn hạn đều có thể thực hiện.
Trong khi đó, ông Terence Jones, quyền Trưởng đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam lại nhấn mạnh yếu tố hỗ trợ tiền mặt cho các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Quyền Trưởng đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam phân tích, Việt Nam đã áp dụng hai biện pháp tài khóa kể từ đầu đại dịch thông qua Nghị quyết 42 hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 vào tháng 4/2020 trị giá 62.000 tỷ đồng. Tiếp đến là gói hỗ trợ trị giá 26.000 tỷ đồng vào tháng 7/2021 (Nghị quyết 68) giúp những người lao động bị ảnh hưởng bởi phong toả, giãn cách xã hội trong đợt dịch bùng phát gần nhất. Chính phủ đã có những 🌜hành động kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn cho các hộ gia đình không có thu nhập do mất việc làm hoặc mất thu nhập từ công việc tự do.
Tuy nhiên, các gói hỗ trợ này vừa không đủ lớn vừa không đủ rộng về phạm vi để bảo vệ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn khỏi bị mất thu nhập do phong tỏa và giãn🃏 cách xã hội. Do đó, chính sách hỗ trợ tiền mặt cho đối tượng yếu thế sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, đạt mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa𓆉 phục hồi kinh tế.
Ông nói, Chính phủ có thể triển khai ngay gói hỗ trợ tiền mặt quy mô khoảng 5% GDP một quý (khoảng 77.000 tỷ đồng) và giải ngân ngay trong 3 tháng cuối năm nay. Số tiền này sẽꦉ tạo ra "hiệu ứng cấp số nhân" tới việc gia tăng tiêu dùng và tổng sản lượng kinh tế.
"Gói này vừa trợ giúp các các hộ gia đình có hoàn cảnh khó kh𓂃ăn, vừa kích thích tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi cho rằng cần phải triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt càng nhanh càng tốt", ông nhấn mạnh.
Đồng tình, ông Jacques Morisset - chuyên gia WB nhìn nhận, với các chương trình trợ giúp xã hội, tính hiệu quả của các chính sách hỗ trợ để giảm bớt gánh nặng kinh tế. Việc này cũng giúp xã hội ngăn chặn tình tr💦ạng kiệt quệ tài chính ở nhóm dễ bị🌸 tổn thương trong xã hội.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực- chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cũng cùng quan điểm về việc cần thêm gói hỗ trợ nữa do các gói hiện nay chưa chạm đến lao động tự do.
Ông Lực cho hay, các quốc gia phát triển thường chi 16% GDP, gồm chính sách tài khóa vào khoảng 10% GDP, gói chính sách tiền tệ vào khoảng 6% để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Các nước mới nổi như Việt Nam bình quân hỗ trợ 7,7% GDP. Nhóm nghiên cứu của ông cho biết thực chi các gói tài khoá của Việt Nam trong năm 2020 chỉ khoảng 2💝% GDP, còn năm 2021 đến n🎃ay là dưới 1% GDP.
Ngoài việc cần thêm các gói hỗ trợ người dân thực chất hơn, theo các chuyên gia, Việt Nam cần một chương trình phục hồi kinh tế tổng thể, phát triển kinh tế trong và sau dịch bệnh.
ꦉ"Chính phủ cần sớm xây dựng, thực hiện chương trình tổng thể phục hồi, phát🏅 triển kinh tế trong, sau dịch Covid-19", Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nói.
Theo bà, từ nay đến quý I/2022, Chính phủ cần ưu tiên phò💞ng chống dịch, kết hợp các chính sách vĩ mô (gồm thúc đẩy giải ngân đầu tư công) để hỗ trợ doanh nghiệ🌸p trụ vững qua thời kỳ khó khăn và duy trì cải cách môi trường kinh doanh.
Đến hết năm 2023, khi dịch đã kiểm soát thì nới🍃 lỏng chính sách kinh tế vĩ mô, kích cầu nền kinh tế và tạo thêm sức bật cho doanh nghiệp.
Sau năm 2023, tiếp tục bình thường hoá chính sách kinh tế vĩ mô, thúc đẩy cải cách kinh tế sâu rộng. Chính phủ cũng cần đẩy nhanh các gói hỗ tợ người dân,♌ tháo gỡ ngay khó🦩 khăn trong tiếp cận chính sách hỗ trợ.
Ông Cấn Văn Lực thì lưu ý kịch bản phục hồi kinh tế của Chính phủ cần được coi là "khung" chung thống nhꦉất để các địa phương thực thi, tránh để "mỗi địa phương một phương án, một kế hoạch, chiến lược sẽ khó đạt kết quả".
Còn Viện trưởng CIEM thì nhấn mạnh các chính sách kinh tế vĩ mô cần linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với diễn biến bấ൲t lợi của kinh tế thế giới, khu vực, nhất là cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung Quốc, ứng xử với dòng vốn FDI, kịch bản thương mại với Mỹ, kịch bản mở rộng CPTPP và kịch bản phê chuẩn RCEP, rủi ro khủng hoảng nợ toàn cầu...
Kết luận tại toạ đàm, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng các hỗ trợ về tài khoá, tiền tệ cần theo hướng cân bằng hơn. "Chính sách tài khóa cần hỗ trợ nhiều hơn cho phục hồi kinh tế, xã hội theo hướng có thể tăng c🍬hi cho y tế; hỗ trợ bằng tiền mặt nhiều hơn cho người dân; hỗ trợ lãi suất có mục tiêu, có địa chỉ cho doanh nghiệp", ông nói. Những khó khăn hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói "chỉ là tạm thời". Ông tin với nền tảng tốt đất nước sẽ sớm trở lại trạng thái bình thường trước đại dịch.
Anh Minh - Hoàng Thuỳ
Trải nghiệm của bạn khi làm thủ tục hành chính, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch gần đây, như thế nào? Vui lòng để chia sẻ về những trải nghiệm đó, làm cơ sở t💖ham vấn cho Chính phủ đưa ra chỉ đạo phù hợp để cải thiện thủ tục hành chính.
Khảo sát do Ban IV (Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), các Hiệp hội thành viên Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng và Báo điện tử VnExpress thực hiện từ ngày 24/9 đến 30/09/2021.