Thiếu hụt nguồn vốn trung - dài hạn đang trở thành vấn đề nóng, được nhiều chuyên gia quan tâm trong thời gian gần đây. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tỷ trọng vốn ngắn hạn c✱hiếm đến 70% và đang tạo áp lực lớn cho các tổ chức tín dụng khi nhu cầu vốn vay trung - dài hạn ngày càng lớn.
Trước thực trạng nhiều ngân hàng đang thiếu vốn, các chuyên gia cho rằng, vốn dài hạn chính là giải pháp để các nhà băng hạn chế tình trạng vốn mỏng, đồng thời có khả năng cung cấp các giải pháp để có gói vay dài hơ🦩n.
Phát biểu tại Diễn đàn vốn - tài chính diễn ra hồi tháng 8/2018, ông Fiachra MacCana - Đại diện Công ty CT Chứng khoán TP HCM (HSC) dự báo vấn đề vốn dà༒i hạn của Việt Nam có thể giải quyết trong khoảng 20 năm tới. Khi đó Việt Nam sẽ xây dựng được khoản vay dài hạn lớn, dựa vào nhiều công cụ như quỹ hưu trí tư nhân, trái phiếu.
Theo ông, để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp như đ🐓ào tạo, phát triển quỹ tư nhân, gia tăng sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài, thành lập quỹ lưu ý không có quyền biểu quyết của nhàﷺ đầu tư nước ngoài...
"Khơi thông dòng vốn trung - dài hạn cho phát triển kinh tế - ꦍxã hội" cũng là chủ đề trong hội thảo chuyên đề diễn ra vào sáng 2/5✱ tới trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam.
Tham gia hội thảo, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh v🧔ực tài chính sẽ cùng hiến thảo luận và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện nguồn vốn trung - dài hạn cho Việt Nam. Tọa đàm xoay quanh ba vấn đề là giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tăng cường tính hấp dẫn của mô hình quỹ hưu trí tự nguyện và phát𒆙 triển quỹ đầu tư bất động sản tại Việt Nam.
♑Ở phần đầu, Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Trường Đào tạo BIDV cùng đại di♛ện Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới, các doanh nghiệp... sẽ đề xuất giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán, trái phiếu và phát triển định chế phi ngân hàng.
Bên cạnh đó, thông tin liên quan đến mô hình quỹ hưu trí tự nguyện cũng được đề cập tại hội thả🉐o. Các chuyên gia sẽ đưa ra lý do khiến 𒁃mô hình này chưa thể vận hành tại Việt Nam đồng thời đề xuất những biện pháp khắc phục.
Vấn đꦫề quản lý quỹ đầu tư bất động cũng còn nhiều bất cập và chưa phát triển đúng 💜thực trạng. Thông qua hội thảo này, đại diện các bên sẽ đưa ra thông tin mới nhất về thị trường, các vướng mắc và cách giải quyết đồng thời hiến kế cho khu vực tư nhân.
Diễn ra trong 2 ngày 2-3/5, Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 thu hút 2.500 doanh nghiệp tham dự cùng hàng trăm chuyên gia, nhà quản lý. Đây là nơi Chính phủ, các cơ quan quản lý lắng nghe kiến nghị và nhìn nhận những nút thắt cản trở khu vực kinh tế tư nhân, từ đó tạ🦄o ra điều chỉnh, tạo điều kiện tốt nhất cho khu vự♈c này phát triển, trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế.
Diễn đàn hướng tới 3 mục tiêu gồm đánh giá quá trình tổ chức thực hiện sau gần 2 năm triển khai ജthực hiện Nghị quyết trung ương 10 về phát triển kinh tế tư nhân; quảng bá thành tựu; tạo cơ hội cho khối tư nhân đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì. Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), Báo điện tử VnExpress và Tập đoàn IEC phối hợp tổ chức.
Chương trình có sự꧃ đồng hành của Hãng hàng không Vietjet Air, thương hiệu tôn Colorbond từ Bluescope, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Vietcombank, Tập đoàn TH, VinFast, Grab, Tập đoàn T&T, Ngân hàng TPBank, Ngân hàജng Quân đội (MB),Ngân hàng Bắc Á Bank, Tân Hiệp Phát, THACO, BIM Group, MXP, Habeco, Logivan, Binance, CMC, VNPT, Hiệp Phước, Tomochain, Netnam, Dược Hà Nội, Dược CVI, TTC group.
Tâm Anh