Chiều 18/1, TAND thành phố Hoà Bình mời bốn chuyên gia đến từ bệnh viện Bạch Mai để làm rõ một số vấn đề chuyên môn trong vụ án tai biến chạy thận khiến 9 người chết. 𒁃Sau phần hỏi ngắn gọn của HĐXX, gần 20 luật sư liên tục giơ tay đề nghị được hỏi.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạ✃ch Mai cho biết, khoa thận nhân tạo có người chuyên phụ trách về nguồn nước. Tuỳ theo trưởng khoa phân công, người này có thể là kỹ thuật viên, kỹ sư hoặc điều ꦗdưỡng viên.
Ở khoa thận nhân tạo Bệnh việ🐓n Bạch Mai, kỹ sư đầu tiên được phân công chịu trách nhiệm nguồn nước được cử sang Pháp học. Sau kỹ sư này, có một điều dưỡng khác của khoa được đào tạo ngay tại bệnh viện theo hình thức "cầm tay chỉ việc". Hai người này ch꧋ịu trách nhiệm chính về nguồn nước chạy thận của toàn khoa.
Chưa có văn bản nào quy định về việc người phụ trách nguồn nước phải có văn bằng ༺nhưng người đó phải am hiểu về nguồn nước.
Ông Dũng cho hay, vào các buổi sáng kỹ thuật viên được học hoặc chuyển giao kỹ thuật phải kiểm tra nguồn nước, khi nào đảm b♔ảo mới được vận hành hệ thống. Theo quy định, việc kiểm tra nguồn nước vào buổi sáng là bắܫt buộc.
Trái ngược với quy trình vận hành ở Bệnh viện Bạch Mai, chất lượng nguồn nước để đảm bảo cho lọc máu ở bệnh viện Hoà Bình thuộc về ai vẫn chưa rõ sau nhiều ngày xét xử. Bị cಌáo Lương cho rằng, theo quy định của bệnh viện, chất lượng nước thuộc trưởng khoa lọc máu. Nhưng chưa có kỹ sư ở đơn nguyên nên trách nhiệm thuộc về kỹ sư Phòng Vật tư kỹ thuật y tế. Nguyên giám đốc và phó giám đốc bệnh viện cũng đồng quan điểm.
Trước toà, nguyêℱn trưởng Phòng Vật tư lại trả lời "đã phân công cho cấp dưới Trần Văn Sơn việc quản lý hệ thống máy lọc nước ở đơn nguyên lọc máu". Bị cáo Trần Văn Sơn thì phủ nhận điều này, khẳng đ๊ịnh, không được học hay hiểu biết về chất lượng nước của hệ thống lọc nước nói trên.
Không thể dừng chạy thận để chờ xét nghiệm nước
VKS hỏi ông Dũng: "Bác sĩ có phải quan tâm đến c💧hất lượng nguồn nước khi chạy thận không?". Ông Dũng cho hay, bác sĩ không phải chịu trách nhiệm về nguồn nước mà người cung cấp, sửa chữa thiết bị phải chịu.
Nói thêm về sự cố chạy thận sáng 29/5/2017 tại Bệnh viện Hoà Bình làm 9 người chết, ông Dũng cho rằng, kỹ thuật, điều dưỡng thông báo đã sửa xong hệ thống RO, điều dưỡng kiểm tra máy cũng thấy chỉ số an toàn. Như vậy việc bác sĩꦛ ra 🍷y lệnh chạy thận sau đó là hoàn toàn hợp lý, không cần thêm các bước khác.
"Chỉ mới nghe điều dưỡng viên không được giao nhiệm vụ cụ thể thông báo 🧸hệ thống đã sửa xong mà Lương đã y lệnh. Như vậy liệu có thiếu trách nhiệm?", công tố viên hỏi tiếp. Ông Dũng nói, bác sĩ chỉ cần nghe thông báo xong là được phép đưa hệ thống vào sử dụng. Khi sục rửa, sửa chữa màng lọc trước đó, bộ phận kỹ thuật cũng đã có trách nhiệm giám sát, kiểm tra. Bác sĩ chỉ phải dừng khi người có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO trực tiếp thông báo.
Về nguyên tắc thì người sửa chữa hệ thống RO phải cung cấp nguồn nước đảm bảo chất lượng để đưa vào sử dụng. Người♏ sục rửa, sửa chữa phải chịu trách nhiệm kiểm tra hoá chất tồn dư bởi nếu khôn🎃g kiểm tra sẽ rất nguy hiểm.
Vị trưởng khoa Bệnh viện Bạch Mai cho ✱biết thêm, nếu chỉ sửa chữa và thay màng lọc RO thông thường sẽ không phải dừng chạy thận để chờ xét nghiệm nước. Bởi chạy thận là định kỳ và liên tục.
Trên thế giới cũng như quy định ở Việt Nam không cần xét nghiệm nước theo tiêu chuẩn AAMI sau khi sửa chữa hệ thống RO. Bệnh viện Hoà Bình đưa việc xét n✨ghiệm này vào điều khoản trong hợp đồng là do họ thoả thuận và pháp luật cũng không nghiêm♋ cấm.
Theo cáo buộc, chất lượng nguồn nước của hệ thống lọc RO2 phục vụ việc chạy th🌠ận ở đơn nguyên lọc máu, khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình🥂 là nguyên nhân gây ra sự cố y khoa hồi giữa năm 2017 tại nơi này khiến 9 bệnh nhân tử vong.
Ngày mai, phiên toà tiếp tục làm việc.
Theo cáo trạng, sáng 29/5/2017, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa⛦ Hòa Bình thì có dấu hiệu bất thường. 9 người tử vong. Nguyên nhân do nguồn nước chạy thận không đảm bảo. Vụ án sau đó được đưa ra xét xử ba lần trong vòng 6 tháng song đều bị hoãn.
Hoàng Công Lương (bác sĩ), Bùi Mạnh Quốc sau đó bị xét xử về tội Vô ý làm chết người theo khoản 2 điều 98 Bộ luật hình sự 1999 với khung h❀ình phạt từ ba đến 10 năm tù.
Trương Quý Dương (nguyên giám đốc Bệnh viện), Hoàng Đình Khiếu (nguyên phó giám đốc bệnh viện), Trần Văn Thắng (nguyên trưởng phòng vật tư), Trần Văn Sơn (cán bộ Phòng vật tư) cùng Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc Công ty cổ phần dược ph♌ẩm Thiên Sơn) bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 2 điều 285 Bộ luật hình sự 1999 với khung hình phạt từ ba đến 12 năm tù.