Ba ngày qua, TP HCM hai lần nâng cấp✤ mức độ chống dịch, kéo dài áp dụng chỉ thị 16 và cấm người dân ra đường sau 18h. Nhiều lao động miền Trung, Tây Nguyên, miền Tꦫây mất việc, khó khăn thời gian dài, không thể cầm cự đã khăn gói về quê bằng xe máy hoặc tìm cách đi phương tiện khác.
Những người về quê hầu hết thuộc các địa phương chưa có kế hoạch🌼 đón người dân về hoặc thông báo đón nhưng chưa triển khai.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nh𓆉ìn ﷺnhận việc nhiều người rời TP HCM bằng phương tiện cá nhân là "có thể hiểu được", vì nếu ở lại tâm dịch sẽ luôn sống trong tâm trạng bất an. Chính quyền địa phương ở quê nhà người dân cần có kế hoạch đón tiếp, cách ly chu đáo và chặt chẽ trên tinh thần tạo điều kiện tốt nhất có thể.
"Tôi nghĩ rằng không nên để người dân về quê một cách tự phát, đi xe máy cả trăm km, vì tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, có thể bị lây nhi🎃ễm trên đường đi, hoặc lây nhiễm cho người khác", ông nói.
Do đó, "tốt nhất là chính quyℱền các ꦦđịa phương và TP HCM chủ động phối hợp, đưa người dân về, có thể bằng máy bay, tàu hoả, xe khách. "Trường hợp tổ chức cho người dân về bằng xe máy (ưu điểm là không tập trung đông người trong môi trường kín) thì cần có công an dẫn đường, đây là việc làm rất nhân văn", ông nói.
Với những người dân từ TP HCM về quê trong thời gian gần đây, ông Phu nói "bà con nên chấp hành việc khai báo và cách🔜 ly theo đúng hướng dẫ🥂n của địa phương".
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nói mấy hôm nay ông biết có thông tin CSGT dẫn đường c💝ho người dân đi xe máy về Tây Nguyên, lao🍸 động các tỉnh miền Trung chạy nghìn cây số về quê. "Người ta khen hành động của cảnh sát, nhưng cũng phải đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu khi để người dân trở về như thế?", ông nêu vấn đề.
Ông phân tích, việc để cho người dân chạy xe máy, thậm chí đi bộ, đi xe đạp vừa vất vả, vừa khiến nguy cơ dịch lây lan. Trꦿong khi nhiều ca nhiễm hiện không có triệu chứng, về quê có thể vô tình ủ bệnh, trở thành nguồn lây cho địa phương. "Nếu người dân chưa thể trở về, TP HCM nên vận động, thuyết phụ📖c người dân tỉnh ngoài ở lại trong thời điểm dịch bệnh chưa được khống chế. Còn nếu về thì địa phương phải đẩy nhanh kế hoạch, tổ chức đưa đón con em mình cho hợp lý", ông phân tích.
Khi hàng nghìn người tự túc về quê, mỗi nơi đi qua lại hành xử mỗi khác, có tỉnไh dẫn đường cho qua, có tỉnh chặn ngay chốt không cho về. Theo ông Vân, Ban Chỉ đạo chống dịch, Bộ Y tế cần nắm được thực trạng này để có hướng dẫn chung cho các địa phương áp dụng biện pháp phù hợp.
Ở góc độ địa phương, ông Phan Văn Sơn, Phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng, nói việcꦑ người dân tự do về quê bằng phương ti꧑ện cá nhân sẽ khiến chính quyền bị động trong việc đưa người đi cách ly; tiếp nhận không đúng quy trình phòng chống dịch, không được trang bị đồ bảo hộ cần thiết, cũng dễ khiến dịch bệnh có khả năng lây lan cao.
Sáng 26/7, trong đoàn hơn 100 xe máy từ TP HCM qua địa phận Đà Nẵng, có một người Đà Nẵng. Đây là 🦄trường hợp chạy xe máy tự do duy nhất về quê ♕ở thành phố này những ngày qua. Sau khi khai báo y tế, người này được đưa đi cách ly tập trung tại huyện Hoà Vang. Thành phố giảm được số người về quê tự do, so với các địa phương khác, nhờ sớm đưa hơn 600 người rời TP HCM về quê bằng máy bay, hôm 21/7.
"Một đến hai người dân về tự do thì chính quyền có thể thu xếp được, cònꦕ về một lúc hàng trăm người khiến địa phương sẽ không chuẩn bị kịp về cơ sở vật chất, khu vực cách ly phù hợp", ông Sơn nói. Thêm vào đó, việc kiểm soát người ra vào địa phương không thể trông chờ vào cá🐼c chốt cứng ở cửa ngõ, vì địa hình nhiều nơi có đường ngang, lối tắt.
Ông Sơn cho biết, tới đây TP HCM sẽ cấm ngườiꦬ dân ra đ🌞ường từ 18h, việc đi lại của người dân chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Do đó, người dân muốn được đưa về phải liên hệ với chính quyền địa phương, thông qua các hội đồng hương. "Khi người dân đăng ký đủ chuyến bay hoặc chuyến tàu, chúng tôi sẽ có phương án đón về ngay", ông nói thêm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 16/7 ra chỉ đạo "không gây khó cho người từ TP HCM về quê", nhằm hỗ trợꦬ cấp bách cho TP HCM và các tỉnh phía nam chống dịch. Các tỉnh thành tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận lao động, công dân trở về bằng việc phối hợp với TP HCM, lên kế hoạch đưa người lao động về, cách l𝄹y phòng dịch tối đa. Tinh thần không gây khó khăn, phiền hà cho dân, không để quy trình, thủ tục phức tạp.
Nhiều tỉnh thành nhanh chóng ra thông báo, lên kế hoạch đón con em, ưu tiên là nhóm người yếu thế, trở về. Ngoài Đà Nẵng, Quảng Nam đã điều 10 xe giường nằm để đón hơn 400 công nhân; Thừa Thiên - Huế hôm nay tổ chức một chuyến bay giải cứu đầu tiên, chở 240 người (trong số hơn 10.000 người đăng ký); Hà Tĩnh đón hơn 700 người về bằng tàu🍬 chuyên biệt (số dự kiến đón là 3.000 người).
Thanh Hóa hôm 21/7 thông tin sẽ tổ chức chuyến bay đón người về. Tỉnh sẽ đón khoảng 1.000 người thuộc 🍌5 nhóm ưu tiên là người khó khăn, lớn tuổi, mang thai... Tuy nhiên thời gian công dân tỉnh này được về nhà dự kiến trong ba đợt, kéo dài từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9.
Nguyễn Đông - Hoàng Phương