Chính phủ đang xem xét phương án phân vùng giai đoạn 2021 - 2030 để triển khai thực hiện Luật Quy hoạch. VnExpress phỏng vấn KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội Qu♛yꦜ hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, về nội dung này.
- Phân vùng kinh tế - xã hội có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của đất nước, thưa ông?
- Trên thế giới, nhiều nước có cấu trúc các bang, vùng vừa độc lập, vừa liên kết tương ෴đối thúc đẩy cả quốc gia phát triển.
Ở Việt Nam, từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 đều nêu "Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương", nên vùng không được coi là đơn vị hành chính. Tuy nhiên, trong c💎hiến🅘 lược của Đảng, Nhà nước luôn khẳng định vùng sẽ thúc đẩy sự phát triển chung. Chính phủ cũng nhiều lần xác định phải có cơ chế, chính sách phát triển vùng, nhằm xác định rõ đặc thù, lợi thế liên kết của các tỉnh trong từng vùng.
Ngoài việc phân vùng kinh tế😼 - xã hội, Việt😼 Nam cũng xác định các vùng kinh tế trọng điểm và vùng đặc thù của quốc gia để làm động lực cho sự phát triển. Vì vậy, việc phân vùng là yêu cầu cần thiết.
Từ những năm 2000, khi xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2020, Chính phủ đã đặt vấn đề phân vù♔ng. Từ năm 1998, vùng thủ đô Hà Nội đã hình thành, bao gồm một số tỉnಞh lân cận.
Mỗi giai đoạn sẽ có yêu cầu phát triển khác nhau, nên dịp này ཧChính phủ đang xem xét các phương án phân vùng do Bộ Kế hoạch Đầu tư trình, cũng như ý kiến góp ý của các chuyên gia để hoàn thiện.
- Theo ông, phân vùng cần dựa trên những tiêu chí nào?
- Phân vùng phải dựa trên hai nguyên tắc quan trọng, là tạo cơ chế chính sách để phát huy tính đặc thù của vùng và phát huy lợi thế, mối liên kết giữa các tỉnh trong vùng để tạo đồng bộ, thúc đẩ♈y kinh tế - xã hội cả nước phát triển.
Tiêu chí đầu tiên để xác định vùng là phải có sự tương đồng về điều kiện tự nh👍🔯iên, lịch sử, văn hoá, tính chất dân cư, hạ tầng.
Tiêꩵu chí thứ hai, các địa phương trong vùng phải có mối quan hệ khăng khít về kinh tế, hạ tầng để hỗ trợ nhau. Chẳng hạn, Hà Nội liên kết chặt chẽ với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên... vì có các tuyến đường quan trọng. Các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên có thế mạnh về chế biến nông sản, thực phẩm thì sẽ cần nhà máy, công nghệ xử lý, bảo quản và thị trường☂ tiêu thụ ở Hà Nội.
Trong các tiêu chí trên, yếu tố ꦰtương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội chính là mối liên kết bền vững để hình thành vùng. Còn sự liên kết về kinh tế sẽ thúc đẩy vùng phát triển.
- Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của 6 vùng kinh tế - xã hội trong 10 năm qua?
- Nhìn chung, các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, vùng đặc thù đã tận dụng lợi thế để tạo động lực, liên kết, hỗ trợ, cùng nhau phát triển. Những chính sách dù mới dựa trên sự thống nhất ở mức độ thoả thuận nhưng phần nào có phối hợp, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Dẫn chứng là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng phát triển, thu hút nhiều ♛nhân lực chất lượng cao, khoa học kỹ thuật, nên đã tạo động lực cho các địa phương xung quanh.
Tuy nhiên, hạn chế rõ ràng nhấ൲t là dù được Chính phủ tạo điều kiện về chính sách đặc thù, nhưng trong các vùng lại thiếu cơ chế điều hành, giám sát việc thực hiện chủ trương này. Mối liên kết giữa các vùng còn lỏng lẻo. Hội đồng vùng hoạt động chưa đạt ꦰhiệu quả theo yêu cầu, thiếu chính sách ở tầm quốc gia để liên kết, hỗ trợ lẫn nhau.
Nhiều vùng có diện tích quá rộng như Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, nhưng lại thiếu gắn kết, chư𒁃a đề ra được mục tiêu phát triển chung.
Các tỉnh miền Trung đều có biển, nên kinh tế biển đóng vai tꦓrò rất quan trọng. Tuy nhiên những năm qua, miền Tru💟ng vẫn chưa thể phát triển như kỳ vọng. Kinh tế biển các địa phương còn nhỏ lẻ, manh mún.
- Ông đánh giá ra sao về hai phương án phân vùng được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Văn phòng Chính phủ đề xuất?
- Phương án hai có nhiều ưu điểm hơn, khi tách Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (Thừa Thiên Huế thuộc Bắc Trung Bộ); vẫn giữ Tây Nguyên; đồng bằng sông Hồng được mở rộng thêm tỉnh Hòa Bì🔥nh, Phú Thọ, Thái Nguyên🅠, Bắc Giang và đổi tên thành vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Nhìn chung phương án này ít gây xáo trộn so với trước đây.
Tuy nhiên, cả hai phương án đều chưa tính đến các vùng kinh tế trọng điểm, vùng đặc thù. Trong khi đó, các vùng này vốn được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tạo động lực phát triển và cạn⭕h tranh của quốc gia với thế giới. Vì vậy, phải xác định rõ quan điểm vùng kinh tế trọng điểm và vùng đặc thù sẽ độc lập hay nằm trong vùng kinh tế - xã hội.
Đơn cử, Văn phòng C𒊎hính phủ đề xuất mở rộng đồng bằng sông Hồng gồm 15 tỉnh, vậy thì vùng thủ đô Hà Nội sẽ giữ nguyên như trước đây, hay thay đổi ra sao? Ngược lại, hai tỉnh Long An và Tiền Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, thì sắp tới có được xem xét 🍌đưa về vùng Đông Nam Bộ, hay vẫn giữ ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Hai phương án đều chưa☂ đề cập đến cơ chế quản lý vùng, nên sẽ thiếu sự điều phối. Khi đó, vùng chỉ là nhữ🐓ng "câu lạc bộ vui vẻ", như nhiều chuyên gia từng nhận định.
Trong phương án một, đề xuất gộp Tây Nguyên vào 💎Nam Trung Bộ là không hợp lý, bởi h🦋ai vùng có đặc trưng văn hoá, xã hội khác xa nhau.
Vì vậy,💝 tôi đề xuất nên có thêm phương án ba, trên cơ sở cải tiến phương án hai. Đó là mở rộng đồng bằng sông Hồng gồm 15 tỉnh, thành. Trung du và miền núi phía Bắc tách thành Đông Bắc và Tây Bắc, bởi hai vùng này có nhiều đặc thù về tự nhiên, văn hoá khác nhau. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tách thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Tây Ngu𒁃yên giữ nguyên. Đông Nam Bộ thêm Long An và Tiền Giang. Còn lại là Đồng bằng sông Cửu Long.
- Giải pháp nào để việc phân vùng phát huy được hiệu quả?
- Điều cần thiết là xây dựng cơ chế quản lý vùng hợp lý, hiệu quả. Cơ quan phát triển vùng nên áp dụng từng bước, có th💃í điểm. Thay vì để các chủ tịch tỉnh thay nhau điều hành hội🐈 đồng vùng, Chính phủ nên cử một Phó thủ tướng phụ trách một vùng hoặc một nhóm vùng. Hội đồng vùng phải được Chính phủ hoặc Quốc hội giao nhiệm vụ để hoạch định những chính sách cho từng vùng.
Mỗi hội đồng vùng cần có cơ quan chuyên môn giúp việc gồm chuyên gia, nhà hoạch định chính sách. Tuỳ theo đặc điểm từng vùng mà cơ quan giúp việc sẽ có cơ cấu chuyên gia khác nhau. Đồng bằng sông Cửu Long nên ưu tiên nhiều chuyên gia về nông nghiệp chất lượng ca♎o. Tây Nguyên là chuyên gia phát triển cây công nghiệp. Miền Trung là những nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế biển.
Các vùng phải xây dựng quy ch👍ế hợp tác, chứ không chỉ dựa trên sự thương thảo tự phát như hiện nay.
Để tạo đột phá, Chính phủ cần lập quỹ phát triển vùng, có thể từ ngân sách hoặc các nguồn huy động khác. Quỹ sẽ hỗ trợ,🧜 giải quyết những vướng mắc trong xây dựng cơ sở hạ tầng giữa các địa phương trong vùng.
Đầu tháng 6, tại cuộc họp về phương án phân vùng trên cả nước giai đoạn 2021-2030, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án thứ nhất, giữ nguyên hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Trung du và miền núi phía Bắcꦆ được tách thành Đông Bắc và Tây Bắc. Duyên hải miền Trung tách thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Nam Trung Bộ; tỉnh Bình Thuận sang Đông Nam Bộ.
Bốn tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông gộp vào Nam Trung Bộ. Vùng Đông Nam Bộ mới gồꦛm các tỉnh hiện nay, bổ sung Lâm Đồng và Bình Thuận.
Văn phòng Chính phủ đề xuất phương án hai, tách Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (Thừa Thiên Huế thuộc Bắc Trung Bộ). Đồng bằng sông Hồng được mở rộng thêm tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang và đổi tên thành vù🐽ng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Ba vùng Tây Nguyên (5 tỉnh); Đông 🦂Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố); đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố) giữ nguyên như hiện nay.