Họp báo chiều 12/9, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cho biết, những trường hợp tự làm xét nghiệm, phát hiện dương tính và tự điều trị, không báo chính quyền địa phương, khó có cơ sở cấp chứng nhận từng là F0.
T🍷uy nhiên, thực tế trong giai đoạn số ca nhiễm tăng cao hồi tháng 7, tháng 8, ngành y tế t🐎hành phố quá tải, có nhiều trường hợp người dân tự test nhanh dương tính, báo với y tế địa phương song không được nhân viên y tế đến nhà ghi nhận. Những người này sau đó tự điều trị khỏi bệnh. Họ đang gặp khó trong việc chứng minh từng mắc bệnh với địa phương để được cấp giấy chứng nhận.
Anh Hoàng Tuấn, ngụ quận 8, cho biết 6 tuần sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên, anh được yêu cầu đến điểm tiêm chủng thuộc sân bay Tân Sơn Nhất để chích mũi 2 vào ngày 19/8, với điều kiện phải có xét nghiệm âm tính trong 72 giờ mới được ra vào sân bay. Ngày 18/8, anh đ🧜ến Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn xét nghiệm PCR, nhận kết quả dương tính với chỉ số nồngᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ độ virus CT là 19.
Do dương tính, anh Tuấn không được tiêm vaccine mũi 2 như kế hoạch, tự cách ly tại nhà, báo y tế phường nhưng không có nhân viên y tế nào đến ghi nhận. Sau đó, khu trọ nhiều người tự test nhanh dương tính nên phản ánh với phường. Ngày 23/8, phường lấy mẫu gộp xét nghiệm PCR cả khu nhà trọ. Lúc này, kết quả xét nghiệm của anh Tuấn âm tính 𒐪nên địa phương chỉ cấp giấy xác nhận là F1 do nhiều người trong khu trọ là F0.
"Tôi là shipper, phải ra đường thì mới làm việc kiếm sống được, với quy định cấp thẻ xanh để ra đường thì tôi sẽ bị ảnh hưởng rất lớn", anh Tuấ✤n chia sẻ và mong muốn xét nghiệm kháng thể để chứng minh từng ♚mắc bệnh. Hiện do không có giấy chứng nhận F0 nên anh cũng không được hưởng bảo hiểm xã hội.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng (Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy), cho biết hiện có hai loại xét nghiệm kháng thể. Thứ nhất là xét nghiệm nhanh để xác định người nào đó từng mắc bệnh hay chưa. Thứ hai là xét nghiệm đo lượng kháng thể, 𝔉xác định một người có nguy c﷽ơ mắc bệnh, bị tái nhiễm hay không.
"V🍸ới loại xét nghiệm thứ nhất, người khỏi bệnh có thể thực hiện để kiểm tra kháng thể, chứng tỏ từng mắc 🎃bệnh", bác sĩ Hùng nói.
Với loại thứ hai, việc định lượng kháng thể chỉ có tính chất ✤tương đối, không ai thực hiện để xác định một người có nguy cơ mắc bệnh, tái nhiễm hay không. Hình thức này chủ yếu để phục vụ các nghiên cứu. Do đó, một người có thể xét nghiệm kháng thể để xác định từng mắc bệnh hay chưa, chứ không phải để xem xét nguy cơ mắc bệnh trở lại.
Theo bác sĩ Hùng, những người đã khỏi Covid-19 có tỷ lệ thấp tái nhiễm trong vòng 6 tháng, do đó được khuyến cáo tiêm vaccine sau khi khỏi bệnh 6 tháng. Người đã khỏi bệnh nhưn꧂g không có giấy chứng nhận, không được cho phép xét nghiệm kháng thể để chứng minh, nếu muốn có "thẻ xanh" bắt buộc phải tiêm đủ 2 mũi vaccine thì "vừa sai với chỉ định tiêm của Bộ Y tế, vừa gây lãng phí vaccine và tốn thời gian để chờ ꦺđợi vaccine đủ hiệu lực" bảo vệ sau tiêm để được cấp thẻ.
sau kh𝐆o mắc khỏi bệnh chỉ có một tỷ lệ thấp bị tái nhiễm trong khoảng 6 tháng .... Vì sau đó lượng kháng thể giảm vẫn có thể mắc bệnh nhiều do đó có khuyến cáo nên tiêm vaccine sau khi khỏi bệnh 6 tháng
"Các quy định đang bị mâu thuẫn nhau", bác sĩ Hùng phân tích. "Trong giai đoạn ꦑy tế quá tải, nếu F0 gọi phường không đến thì xem như đã bị bỏ rơi một lần, giờ không có giải pháp để nhóm này được đi làm thì sẽ bị bỏ rơi một lần nữa". Bác sĩ đề xuất nên có giải pháp tháo gỡ trên góc độ khoa học.
Theo bác sĩ𒉰 Hùng, không có vaccine nào có hiệu lực bảo vệ 100% trước nguy cơ mắc bệnh. Một người tiêm đủ hai mũi vaccine vẫn🔴 có nguy cơ mắc bệnh. Tương tự, người đã từng nhiễm bệnh thì có một tỷ lệ nhỏ khả năng tái nhiễm trở lại trong khoảng 6 tháng, dù rất thấp. Sau đó, lượng kháng thể giảm vẫn có thể mắc bệnh nên có khuyến cáo tiêm vaccine sau khi khỏi bệnh 6 tháng. Nếu nhóm tiêm hai mũi vaccine được cấp thẻ xanh thì nhóm đã khỏi bệnh cũng cần được xem xét như thế sau khi xét nghiệm kháng thể, theo bác sĩ.
𓃲Bác sĩ Hùng cũng cho rằng ngành y tế đang có chủ trương kêu gọi F0 khỏi bệnh tình nguyện đi chống dịch. "Nếu không giải quyết được vấn đề cấp giấy chứng nhận thì có thể một số F0 không được ra đường đi tham gia hoạt động tình nguyện", bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (chuyên gia dịch tễ, cố vấn Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1), cho rằng "xét nghiệm kháng thể cho người mắc bệnh có giá trị chứng minh người này đã từng mắc bệnh". Bác sĩ Khanh cũng nhấn mạnh phương pháp này khác với việc định lượng kháng thể cho người sau chích ngừa đã đủ kháng thể phòng bệnh hay chưa,♈ chỉ có việc xét nghiệm sau tiêm ngừa mới không cần thiết.
"Nên cho phép người đã khỏi bệnh xét nghiệm kháng thể để chứng minh, sau đó nạp nhữℱng dữ liệu này lên hệ 🔯thống để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận cho người dân", bác sĩ Khanh nói.
Theo bác sĩ Khanh, hiện nay hầu hết bệnh viện, phòng khám đều có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể Covid-19 để kiểm tra mộ🥃t người từng mắc bệnh hay chưa, bằng cách test nhanh hoặc sử dụng các loại máy xét nghiệm thường quy, chi phí tùy t▨ừng loại.
"Tuy nhiên, người dân cần bình tĩnh chờ hướng dẫn của ngành y tế, không nên tự ý 🎃đi xét nghiệm kháng thể vì có thể gây lãng phí, không cần thiết", ông Khanh khuyến cáo.
Trao đổi VnExpress ngày 13/9, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu, cũng cho biết ngành y tế đang tìm hướng giải quyết hợp lý để có thể xác nhận cho các trường hợp F0 chưa được địa phương ghi nhận ở thời điểm dịch bùng phát mạnh, hệ thống y tế quá tải không đáp ứng kịp. Ông Châu khuyến cáo người dân cần bình tĩnh trong l💧úc đợi các hướng dẫn chính thức.
Trong dự thảo Kế hoạch phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế của TP HCM sau ngày 15/9, người được cấp thẻ xanh là người tiêm đủ 2 mũi vaccine, người mắc bệnh đã khỏi; F0 điều trị tại nhà. Thẻ xanh có giá trị trongꦉ 6 tháng. Riêng trường hợp F0 tự điều trị tại nhà không báo chính quyền địa phương để ghi nhận vào hệ thống, đại diện Sở Y tế thành phố trong họp báo chiều 12/9 cho rằng "khó có cơ sở để cấp giấy chứng nhận".
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tất cả người có xét nghiệm dương tính với nCoV dù thực hiện bằng phương pháp test nhanh hay RT-PCR đều được xem như người mắc Covid-19. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm đó, chính quyền địa phương và y tế cơ sở sẽ lập danh sách những F0 đang cách ly ở nhà để theo dõi, chăm sóc, điều trị, phát túi thuốc, túi aℱn sinh. Vì vậy, chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm xác định thông tin cho những F0 cách ly điều trị tại nhà để cơ quan chức cấp t𓆉hẻ xanh Covid.