Sở Y tế TP HCM vừa kiến nghị⭕ Bộ Y tế rút ngắn thời gian cách ly tập trung từ 14 ngày xuống còn 7 ngày với F0 không triệu chứng đã tiêm đủ vaccine và kết quả âm tính vào ngày thứ 7, nhằm giảm tải cho các khu cách ly tập trung, tăng hiệu quả công tác chăm sóc, điều trị F0 trong bối cảnh số ca mắc mới tại các quận huyện ở thành phố có xu hướng tăng nhẹ.
🐽Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng (Trưởng Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược TP HCM) khẳng định việc rút ngắn thời gian cách ly sẽ mang đến nhiều tác động tích cực cho công tác phòng chống dịch. Thời gian cách ly, điều trị ngắn sẽ khiến tâm lý người bệnh bớt nặng nề, F0 sẽ vui vẻ hơn và từ đó dễ khỏi bệnh. Ngoài ra, điều này cũng giúp giảm rất nhiều chi phí cho ngành y tế trong việc tiếp nhận chăm sóc và điều trị.
꧟Cùng quan điểm, bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh (Phó Trưởng Bộ môn Nhiễm Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cho rằng nhìn lại giai đoạn vừa qua, có thể thấy việc cách ly 14 ngày, thậm chí 21 ngày khiến ngành y tế khá vất vả, phải huy động nguồn nhân lực rất lớn, làm mỏng đi lực lượng tại các bệnh viện.
🧸Bác sĩ Trương Hữu Khanh (cố vấn Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1) cũng cho rằng F0 không triệu chứng, đã tiêm đủ vaccine và âm tính vào ngày thứ 7, nếu kéo dài cách ly đến đủ 14 ngày sẽ gây quá tải không đáng có. "Nhân lực y tế bây giờ rất quan trọng, cần tập trung lực lượng này để theo dõi, điều trị, cứu sống những F0 nặng, nguy kịch, thay vì dồn sức phục vụ thời gian dài những người đã âm tính", bác sĩ Khanh nói.
♑Trong văn bản kiến nghị rút ngắn thời gian cách ly tập trung đối với F0, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng khẳng định đến nay TP HCM đã cơ bản hoàn thành tiêm ngừa Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên (mũi một đạt hơn 99% và mũi hai đạt 83%). Ngoài ra trẻ em từ 12 đến 17 tuổi cũng đã tiêm ngừa mũi một đạt 95% và dự kiến ngày 22/11 sẽ tiêm đại trà mũi hai.
𓄧Mặt khác, theo ông Thượng, từ khi áp dụng hướng dẫn chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành ngày 6/10, cùng với dùng thuốc molnupiravir, nhiều trường hợp F0 mất hẳn các triệu chứng sau một tuần cách ly và kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV. Tuy nhiên quy định hiện nay, trường hợp này phải cách ly 14 ngày, cùng với số ca mắc mới gia tăng khiến các khu cách ly tập trung, bệnh viện nguy cơ quá tải.
Các chuyên gia cho rằng việc rút ngắn thời gian cách ly tập trung còn 7 ngày là hoàn toàn khả thi, hợp lý.ꦦ Theo bác sĩ Vân Anh, điều kiện tiên quyết để giảm thời gian cách ly tập trung F0 là khi họ đã giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh ra cộng đồng. "F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ sau một tuần điều trị hầu như đã không còn hoặc chỉ còn rất ít nguy cơ lây nhiễm, thậm chí có thể đã khỏi bệnh", bác sĩ Vân Anh phân tích.
ܫTheo đó, điều trị F0 bằng thuốc kháng virus đang trở thành xu hướng của thế giới và Việt Nam cũng đã áp dụng. Bên cạnh đó, nhân viên y tế phải hướng dẫn và kiểm tra việc điều trị của bệnh nhân. "Nếu đạt được những vấn đề trên thì hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian cách ly tập trung còn 7 ngày", bác sĩ Vân Anh nhấn mạnh.
⛦Theo bác sĩ Vân Anh, nếu giảm còn 7 ngày sẽ mang lợi ích cho công tác nhân sự, tiết kiệm ngân sách và các F0 cũng sẽ thoải mái hơn. Điều quan trọng lúc này là làm sao chuẩn bị đủ cơ số các loại thuốc để cung cấp cho F0 sử dụng rộng rãi hơn, không để bệnh nhân thiếu thuốc.
ඣPhó giáo sư Dũng cho rằng với người bệnh được sử dụng thuốc molnupiravir thì chỉ nên cách ly trong 7 ngày, nếu không dùng thuốc này thì có thể yêu cầu cách ly tối thiểu 10 ngày. "Việc điều trị Covid-19 bằng thuốc kháng virus molnupiravir thời gian qua đã mang lại hiệu quả khá cao, có tác dụng diệt virus rất tốt, một số nghiên cứu cho thấy sau khi dùng thuốc 5 ngày thì nguy cơ lây lan không còn nữa", ông Dũng nói.
🌳Với F0 không dùng thuốc kháng virus, các nghiên cứu cho thấy có khoảng 50% bệnh nhân chỉ xuất hiện triệu chứng khó thở sau ngày thứ 8 sau ngày khởi phát triệu chứng. Vì vậy, ông Dũng cho rằng nhóm F0 không có điều kiện theo dõi tại nhà, nếu được rời khu cách ly sớm trước 10 ngày có thể bỏ sót các bệnh nhân có thể diễn tiến nặng ngoài nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho người khác. Nếu bệnh nhân trẻ tuổi, đã tiêm vaccine rồi thì có thể cho cách ly tại nhà ngay từ đầu và cũng cần phải cách ly ít nhất 10 ngày kể từ ngày có triệu chứng đầu tiên.
ꦡ"Chỉ cần đủ các tiêu chí là đã hết sốt khi không cần dùng thuốc hạ sốt, các triệu chứng còn lại đã cải thiện và đã qua 10 ngày kể ngày có triệu chứng đầu tiên là có thể rút ngắn thời gian cách ly", ông Dũng nhấn mạnh. Quyết định hoàn tất cách ly nên dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà không cần phải dựa trên xét nghiệm. Việc tiếp tục xét nghiệm nhiều lần như trước để khẳng định bệnh nhân khỏi bệnh hoặc quyết định có phải tiếp tục cách ly hay không là điều không còn phù hợp.
🙈Ông Dũng cũng dẫn khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ hồi tháng 9, cho rằng hầu hết những người bị nhiễm nCoV, có thể ngừng cách ly và các biện pháp phòng ngừa sau 10 ngày kể từ ngày đầu tiên xét nghiệm dương tính.
Hai tuần qua, số ca mắc mới được công bố mỗi ngày tại TP HCM vượt 1.000, có ngày lên hơn 1.600. Những ngày gần đây, số ca nhập viện luôn cao hơn số ca xuất viện, thậm chí cố ca nặng, tử vong có tăng. Hơn 40.000 F0 đang cách ly tại nhà, khoảng 5.000 cách ly tại các cơ sở tập trung, theo Cổng thông tin Covid-19.
Trong bối cảnh F0 có xu hướng tăng, Sở Y tế TP HCM ngày 18/11 đề nghị Bộ Y tế cấp bổ sung 100.000 liều thuốc kháng virus molnupiravir. Đây là loại thuốc được Bộ Y tế triển khai thí điểm cho F0 thể nhẹ điều trị tại các cơ sở y tế, khu cách ly, khu thu dung và tại nhà, từ tháng 8 tại TP HCM. Đến nay, chương trình đã mở rộng tại 22 địa phương có dịch trong toàn quốc, ghi nhận gần 100% bệnh nhân dùng thuốc có tải lượng virus thấp, tỷ lệ chuyển nặng rất thấp, không có ca tử vong.