Máy bay không người lái (UAV) là vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh hಞiện đại, với kích thước nhỏ và hoạt động ở độ cao thấp nên khó bị phát hiện. Giới chuyên gia Trung Quốc nh⛎ận định biện pháp hiệu quả nhất để đối phó với UAV là bắn hạ ít nhất một chiếc, sau đó sử dụng dữ liệu trên xác máy bay thu được để xác định xem nó xuất phát từ đâu.
"Quân đội Trung Quốc có thể xác định vị trí căn cứ của UAV☂ sau k⛎hi bắn hạ nó và thu thập dữ liệu. Biện pháp đối phó hiệu quả nhất là cho tấn công phá hủy căn cứ và tiêu diệt toàn bộ số UAV tại đó", Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho biết.
Tuyên bố được Chu Thần Minh đưa ra sau khi tạp chí Air Force, có trụ sở tại Mỹ, đưa tin quân đội nước này tổ chức 🎐một cuộc diễn tập mô phỏng tấn công đảo ở California hồi tháng 9 với UAV MQ-9. Các binh sĩ Mỹ tham gia diễn tập đeo biểu tượng hình UAV MQ-9 chồng lên bản đồ Trung Quốc màu đỏ, hình ảnh bị truyền thông Bắc Kinh coi là động thái "khiêu khích".
Tạp chí Air Force cho biết cuộc diễn tập൩ là sự kiện huấn luyện đầu tiên tập trung vào chiến thuật sử dụng UAV ở khu vực Thái Bình Dươn🦄g, phù hợp với xu hướng rút dần hoạt động ở Trung Đông của quân đội Mỹ.
Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, điều loạt oanh tạ🐷c cơ, trinh ༺sát cơ và UAV bay qua khu vực từ đầu năm. Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc lo ngại Mỹ có thể sử dụng UAV như MQ-9 tấn công vào các đảo nhân tạo nước này bồi đắp và quân sự hóa trái phép trên Biển Đông.
MQ-9 là UAV đầu tiê💦n hoạt động liên tục hơn 40 tiếng, với sải cánh 24 m và 7 giá treo vũ khí, cho phép mang tới 4 tên lửa đối đất AGM-114 và hai bom dẫn đường laser GBU-12 hoặc bom thông thường GBU-38. Mỹ từng sử dụng MQ-9 trong cuộc không kích hạ sát thiếu tướng Qassem Soleimani, chỉ huy đặc nhiệm Iran, hồi tháng 1.
"MQ-9 không còn bị hạn chế hoạt động tại các căn cứ tiền phương hoặc bên trong lục địa Mỹ", Brian Davis, chỉ huy phi đoàn tấn công số 29 đóng tại căn cứ không quân Holloman, nói trong bài viết tạp chí Stars and Stripes. Davis 🐬cho biết mẫu UAV༒ này có thể hiện diện ở những "điểm nóng" tại châu Á - Thái Bình Dương.
Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc thừa nhận phần lớn UAV nước này không thể đối phó với MQ-9, tuy nhiên Bắc Kinh có thể triển𓄧 khai tiêm kích để đánh chặn khi máy bay không người lái Mỹ xâm nhập vào không phận. Chu Thần Minh cho rằng Trung Quốc còn sở hữu hai mẫu UAV tấn công có thể chống lại MQ-9.
UAV Dực Long II của Trung Quốc được cho đã hạ khoảng 16 UAV Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc nội chiến Lybia. Các chuyên gia quân sự nhận định xung đột tại Libya là cuộc chiến UAV đầu tiên và lớn nhất thế giới đến nay.
"Trung Quốc chỉ có hai UAV vũ trang có khả năng đối đầu với MQ-9 là Dực Long II và Thái Hồngও-5", chuyên gia Chu Thần Minh nói. "Tuy nhiên, độ bền bỉ và tải trọng của UAV Trung Quốc chỉ bằng 2/3 máy bay Mỹ vì chúng sử dụng động cơ kém hơn".
Giá thành một máy bay Dực Long II bằng một nửa MQ-9, do đó Trung Quốc có thể điều nhiều chiếc tham chiến với chiến 🔯thuật "biển UAV" để đối phó vớ🧔i máy bay Mỹ, chuyên gia Chu Thần Minh cho biết.
Chuyên gia hải quân Lý Kiệt tại Bắc Kinh nói quân đội Trung Quốc (PLA) cũng có thể triển khai tiêm kích J-10, J-11 hoặc J-16 để đối phó với UAV. Ngoài ra, PLA còn cóℱ phương án sử dụng tên lửa hoặc pháo phòng không để t🌳iêu diệt UAV.
"Trung Quốc có thể triển khai tiêm kích bởi chúng bay nhanh và cao hơn UAV, song với điều kiện phải phát hiện được máy bay của đối phương", Lý Kiệt nói. "Đó là lý do Trung Quốc phát triển các hệ thống tác chiến điện tử toàn diện và tinh vi, bao gồm sử dụng radar để phát hiện và hệ thống gây nhiễu điện tử làm giá🌠n đoạn liên lạc của đối phương".
Nguyễn Tiến (Theo SCMP)