꧃Ông Jeremy Farrar, người dự kiến đảm nhận chức trưởng nhóm các nhà khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hôm 21/2 cho rằng ngành công nghiệp dược phẩm nên xúc tiến một số thử nghiệm lâm sàng với tất cả chủng cúm, để thế giới không cần phải sản xuất toàn cầu từ đầu khi nhu cầu tăng mạnh.
🌳"Nỗi lo của tôi là chúng ta cứ chậm rãi đứng nhìn một tình huống sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng nếu khi nó xảy đến, liệu chúng ta có nhìn lại và tự hỏi tại sao không hành động", ông nói tại buổi họp báo ở London, Anh.
ꦜCác đợt bùng phát cúm gia cầm nghiêm trọng trong năm qua khiến nhiều nước từ Mỹ đến Anh, Pháp và Nhật Bản chịu thiệt hại kỷ lục về số gia cầm. Một phần virus lây sang động vật có vú, số hiếm lây sang người. Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) thống kê ngày càng có nhiều ca mắc H5N1 ở động vật có vú, ví dụ gây bệnh và tử vong ở rái cá và hải cẩu. Nhiều ca nhiễm ở chồn nuôi cũng được báo cáo tại Tây Ban Nha, làm tăng thêm mối lo ngại, do đều liên quan đến số lượng lớn động vật nuôi gần nhau, tăng nguy cơ lây lan rộng.
H5N1 gây ra đợt bùng phát dịch mới nhất vào cuối 2021. Nếu virus phát triển đột biến để dễ lây sang người, các chuyên gia lo ngại có thể xuất hiện một đại dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe hơn cả Covid-19. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu, cúm﷽ gia cầm ít lây nhiễm sang người, song tỷ lệ tử vong là khoảng 50%.
Do đó, ông Farrar cho rằng cần có nhiều hành động quyết liệt hơn để xây dựng kho dự trữ vaccine và ngăn chặn virus lưu hành ở động vật có vú. "Nếu có một đợt bùng phát H5N1 ở người vào ngày mai, chúng ta không đủ khả năng để tiêm vaccineꦇ cho cả thế giới trong năm 2023", ông Farrar, người sẽ đứng đầu nhóm các nhà khoa học của WHO vào tháng 5 năm nay, nói thêm.
Chi Lê (Theo Reuters, Finacial Times)