Ngày lễ độc thân 11/11 của Trung Quốc cũꦯng là sự kiện siêu giảm giá được mong chờ nhất trên các sàn thương mại điện tử tại một số nước châu Á. Ngoài những món hời, nhiều người cũng gặp phải các tình huống dở khóc dở cười trong ngày này.
"Săn hàng 1K", tiền ship gần 2 triệu đồng
"Ngồi cả buổi mới 'săn' được cục sạc giá 1.000 đồng thì tiền vận chuyển hết hơn 1,8 triệu đồng", một người ở Tiền Giang chia sẻ "thành tích" của mình trong ngày siêu 11/11. Một người khác kể rằng: "Trưa tôi định mua đôi dép tổ ong 12.000 đồng mà tiền ship 49.000 đồng". "🐬Tôi cũng mua đôi bông tai 1.000 đồng mà tiền ship 49.000 đồng, trong khi đó ra ngoài cửa hàng mua cũng không đắt hơn là bao", nܫgười dùng Vi Vi chia sẻ.
🌠Chuyện phí vận chuyển đắt gấp nhiều lần hàng giảm giá trên các trang thương mại điện tử được bàn luận nhiều trong các hội nhóm "săn sale" ngày 11/11.
Tuy nhiên, theo những người chuyên "săn" hàng giảm giá, người dùng ở ngoại thành hoặc ngoại tỉnh khó sử dụng mã giảm giá trên các sàn thương mại điện tử, vì chi phí vận chuyển hàng đến t𒅌ay người mua sẽ cao hơnꦡ nhiều lần trị giá của món đồ. Ngoài ra, những người ở xa các thành phố lớn cũng phải biết cách "săn" cả mã miễn phí vận chuyển và biết cách sử dụng mã này. "Để một mã miễn phí vận chuyển dùng được cho nhiều đơn hàng, bạn phải liên kết tài khoản thanh toán trước, bỏ đồ cần mua vào giỏ hàng, đến lúc thanh toán thì nhập mã 'miễn ship' một lần là xong", tài khoản Giáng Hương chia sẻ kinh nghiệm trên một hội "săn sale".
Mua hàng giá rẻ nhận hàng đồ chơi
Hoàng Nam, 30 tuổi ở TP HCM, chia sẻ ảnh chụp màn hình chốt đơn bộ bình lọc nước giá 1K, nhưng khi nhận, anh bất ngờ vì đó lại là mẫu đồ chơi mô hình. Một người khác cũng chia sẻ ảnh chiếc đèn pin đồ chơi mới nhận được khi mua hàng giá rẻ trong d𒆙ị🧸p Ngày độc thân. Tuy nhiên, họ đều tự trách mình vì đã quá hăm hở mà không đọc kỹ thông tin.
"Một lần thanh toán, mình chốt cả chụcꦉ đơn, nên phải mua nhanh, nếu không thì hế🅘t khuyến mãi. Thành ra khi nhận hàng, có món dùng được có món không do không đọc kỹ chi tiết về sản phẩm", Hải Hoàng chia sẻ.
Cuối ngày siêu giảm giá, người dùng bắt đầu khoe "thành tích" ﷽của mình. Có người tiết kiệm được cả triệu đồng khi canh đúng giờ vàng, chốt đơn nhanh🌺. Có người khoe ảnh chụp màn hình với hơn 70 đơn hàng được giao và hàng chục món đang được vận chuyển đến.
Xoá ứng dụng để bảo vệ "tài chính"
Song song với những người "phát cuồng" với các món đồ giá 1K, nhiều người đã quyết định xoá các ứng dụng mua sắm trực tuyến để bảo toàn tài chính gia đình. "Cách bảo vệ lương một cách thiết thực nhất là xoá hết các ứng dụng đi", bình luận của tài khoản Hoàng Anh t🧜rên một nhóm thương mại điện tử nhận được hàng chục nghìn lượt tương tác. Nhiều người đồng tình, cho rằng đây là cách duy nhất để họ chống lại "cơn bão 11/11". "Tôi quyết định gửi điện thoại cho mẹ cầm hộ, để khỏi 'sập bẫy săn sale'. Hy vọng giữ vững ý chí hết đêm nay", tài khoản Ngọc Thảo bình luận.
So với mọi năm, sự kiện siêu giảm giá 11/11 năm nay được các trang thương mại điện tử𓃲 ở Việt Nam làm bài bản hơn. Các cửa hàng ít giảm giá ảo. Nhưng ai muốn mua được giá cực rẻ phải canh đúng giờ vàng, nhanh tay "chốt đơn" và chuẩn bị sẵn các thông tin thanh toán. Tuy nhiên, chất lượng thực sự của sản phẩm phải chờ đến đến khi hàng hoá được giao đến tay người mua mới kiểm tra được.
Ngày độc thân 11/11 bắt nguồn từ Trung Quốc và nhanh chóng trở thành sự kiện siêu mua๊ sắm trực tuyến tại nhiều quốc gia châu Á. Thống kê trong năm 2019 của Criteo cho thấy, tại Đông Nam Á, doanh số bán lẻ trực tuyến trong ngày 11/11 tăng 414% so với ngày thường. Doanh số bán hàng trong "ngày siêu giảm giá" tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thường cao hơn nhiều so với ngày giảm giá Black Friday và Cyber Monday.
Kim Cương