Sau hiệp định Paris ngày 27/1/1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, hai tháng sau Mỹ rút lực lượng quân sự khỏi chiến trường miền Nam,✨ nhưng vẫn hỗ trợ tài chính, vũ khí, cố vấn cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Được hậu thuẫn, Việt Nam Cộng hòa ráo riết thực hiện chiến dịch lấn chiếm vùng giải phóng, giành đất, giành dân.
Mảnh đất Quảng Trị, nơi có vĩ tuyến 17 dọc theo sông Bến Hải chia cắt đất nước thành hai miền, trở thà🌞nh chiến trường khốc liệt trong chiến tranh chống Mỹ. Xác định vị trí này đặc ♊biệt quan trọng trong hệ thống phòng ngự chiến lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tổ chức tấn công, giải phóng nhiều vùng đất mới.
Tháng 9/1973, Quảng Trị đã được giải phóng hơn một năm song vẫn còn 15% diện tích ở phía nam bị chiếm đóng. Các cuộc đấu súng chống lấn chiếm giữa quân giải phóng và quân Việt Nam Cộng hòa diễn ra hàng ngày. Giữa lúc đó Chủ tịch Cubﷺa Fidel Castro ngỏ ý muốn thăm vùng mới giải phóng miền Nam Việt Nam.
"Lãnh đạo ta bày tỏ lo ngại kẻ🐈 thù có thể tìm cách ám hại Fidel Castro. Tuy nhiên, ông kiên quyết tới Quảng Trị", ông Nguyễn Xuân Phong, nguyên Vụ trưởng Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao, người phiên dịch cho Fidel Castro thời điểm đó♏, kể lại.
N⛦gày 12/9/1973, chuyến bay chở Fidel Castro, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, kiêm Thủ tướng, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba, cùng đoàn cán bộ🐬 đáp xuống sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
Hai ngày sau, sáng 14/9, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng Chủ tịch Fidel lên chuyến 𝕴bay bí mật từ Hà Nội vào Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, rồi từ đó vào Quảng Trị. Trên đường đi, ông Fidel chứng kiến cảnh Quảng Bình hoang tàn, không còn một nóc nhà, một mái trường, một bệnh viện nào nguyên vẹn.
Nghỉ một đêm tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị𒐪, 5h ngày 15/9, Chủ tịch Cuba cùng Thủ tướng Phạm Văn Ðồng và đoàn tháp tùng lên ôtô theo quốc lộ 1A qua sông Bến Hải. Đến cầu Hiền Lương bắc qua sông, đo🀅àn xe dừng lại. Khách xuống xe chuẩn bị đi bộ qua cầu phao, tiến vào vùng giải phóng miền Nam.
Bất ngờ đoàn Cuba thấy nhóm thanh niên đang san lấp hố bom thì vô tình cuốc phải bom. Sau tiếng nổ đinh tai, nhiều người ngã xuống, trong đó có cô gái bị mảnh bom găm vào bụng và ngực. Chủ tịch Fidel Castro đã rẽ đám đông 𒁃tới thăm, đề nghị sử dụng ôtô trong đoàn để chở cô gá♑i cùng các nạn nhân đến Bệnh viện Vĩnh Linh.
Do cô gái mất nhiều máu không thể gây mê để phẫu thuật, xe của đoàn Cuba lại chạy ra Quảng Bình xin tiếp viện máu. Người được cứu ấy là Nguyễn Thị Hương, 17 tuổi, sau này kể lại: "Tôi bị đứt 8 đoạn ruột, thủng động mạch chủ và nhiều vết thương phần mềm khác. Chủ tịch Fidel đã cứu sống tôi, sau đó𝓰 còn gửi tặng nhiều l💜oại thuốc".
Qua sông Bến Hải, đoàn xe chở Chủ tịch Cuba vượt Dốc Miếu, nơi có hàng rào điện tử McNamara, để thăm Đông Hà, rồi ngược lên Đường 9 đến Khu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở huyện Cam Lộ. Theo kế hoạch, đoàn xe không dừng lại Đông Hà, song Chủ tịch Fidel Castro đã xuống đi bộ quãng dài, đến một lô cốt nơi có 𒀰xác xe tăng Mỹ, xem xét kỹ lưỡng và chụp ảnh.
Được giao chuẩn bị địa điểm đón khách quốc tế, lãnh đạo huyện Cam Lộ không biết đó là ai, tất cả giữ bí mật. Ông Dương Tú Anh, nguyên Bí thư huyện Cam Lộ, kể sau khi bàn bạc, các bên thống nhất chọn ca💃o điểm 241 ở xã Cam Thành để tổ chức cuộc gặp mặt cán bộ, chiến sĩ Mặt trận Quảng Trị. Nơi đây từng là căn cứ của Trung đoàn 56 Quân lực Việt Nam Cộng hòa, còn rất nhiều 🔜hố bom, vỏ đạn, xác xe tăng Mỹ. Cách đó 12 km là điểm đóng quân của đối phương.
Đඣón Chủ tịch Fidel là Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thời Trần Nam Trung, Thứ trưởng Ngoại giao Hoàng Bích Sơn, Bí thư Quảng Trị Hồ Sỹ Thản cùng mấy chục cán bộ và chiến sĩ của Sư đoàn 304 bồng súng xếp hàng thẳng tắp. Họ mang theo một lá quân kỳ trĩu nặng huân chương.
Khi đoàn xe dừng ở cao điểm, Fidel Castro mặc bộ quân൲ phục màu ôliu, đội mũ lưỡi trai, đi giày cao cổ, bước đi giữa hàng quân trong tiếng reo hò và sự ngỡ ngàng của lãnh đạo huyện Cam Lộ. Ông mở đầu bài phát biểu: "Chúng tôi đã vượt hơn 20.000 cây số đến đây. Đó là biểu tượng củ✅a mối tình hữu nghị, đoàn kết vĩ đại của nhân dân chúng tôi đối với nhân dân Việt Nam. Nhân dân Cuba chúng tôi từng ngày dõi theo cuộc đấu tranh quên mình của nhân dân Việt Nam".
Chủ tịch Fidel Castro chia sẻ trên đường đến đây là lúc bình minh, ánh mặt trời chói lọi từ chân trời phía Đông. Ngắm cảnh đồi núi điệp trùng, cảnh bình nguyên bừng sáng, ông cũng như thành viên tro๊ng đoàn thầm nghĩ tương lai Việt Nam sẽ rực rỡ. Việt Nam nhất định sẽ được xâyಌ dựng lại "mười lần to đẹp hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu".
Gặp các chiến sĩ ở cao điểm 241, Fidel Castro siết chặt tay từng người và nhận lá cờ từ Chính ủy Sư đoàn 304 Đồng Ngọc Vân. Ông giương cao ngọn ♛cờ giữa các chiến sĩ đang vây quanh, dõng dạc nói: "Cảm ơn các bạn. Các bạn hãy mang lá cờ bách chiến bách thắng này tiếp tục tiến lên cho đến thắng lợi cuối cùng!". Và ông hô lớn: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!".
Ông vừa dứt lời, từ hàng quân vang lên tiếng 🧸hô: "Fidel muôn năm!", "Tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Cuba muôn năm!", ông Nguyễn Xuân Phong kể lại.
Bộ trưởng Trần Nam Trung chỉ vào một chiếc xe tăng M48 và hướng về Fidel nói: "Đây là chiến lợi phẩm của chúng tôi xin trao tặng Tổng Tư lệnh để kỷ niệm chuyến thăm lịch sử này". Bày tỏ cảm ơn, Chủ tịch Fidel Castro nói sẽ cho tàu thủy chở về La Habana, rồi cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng trèo lên xe tăng chụp ảnh chung với các chiế🦄n sĩ giải phóng.
Sau khoảng 20 p▨hút nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ ở cao điểm 241, Chủ tịch Fidel Castro đến trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ở huyện Cam Lộ nghỉ ngơi. Sau bữa cơm trưa với cá nướng, thịt nướng ở trụ sở, ông Fidel cùng đoàn cán bộ rời Quảng Trị sau hơn 6 tiếng ghé thăm.
Cho đến trước năm 1975, Chủ tịch Fidel Castro là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất tới thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam. "Chuyến thăm của ông đã trở thành biểu tưജợng của tình đoàn kết anh em thủy chung, gắn bó giཧữa hai dân tộc Việt Nam - Cuba cùng lý tưởng cao đẹp vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới", nhà ngoại giao Nguyễn Xuân Phong nói.
50 năm sau chuyến thăm, ngày 26/9, Chủ tịch Quốc hội Cuba Lazo Hernandez cùng đoàn đại biểu cấp cao đã tới thăm cầu Hiền Lương, dâng ho🍸a tưởng niệm tại tượng đài Fidel Castro ở công viên mang tên ông. Bức tượng bán thân cao 1,45 m, rộng 0,8 m, bên dưới ghi câu nói nổi tiếng của Fidel: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
>> Hình ảnh Chủ tị༺ch Fidel Castro thăm Qu♐ảng Trị 50 năm trước
Võ Thạnh
(Bài viết có sử dụng tư liệu của TTXVN)