Điện thoại di động nắp trượt dành cho mạng S-Fone, |
Lý giải về vấn đề này, bên phía S-Fone cho rằng🎀 số thuê bao của họ là những thuê bao thực. Khách hàng đã kích hoạt thuê bao S-Fone là sẽ sử dụng vì máy S-Fone sử dụng công nghệ CDMA, không SIM nên không có chuyện cất SIM mạng này đi và dùng máy vào mạng khác như ở các mạng GSM.
Sử dụng công nghệ CDMA, trước đây khách hàng muốn sở hữu một máy S-Fone, họ chỉ có một lựa chọn duy nhất: máy có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Tuy mẫu mã và tính năng sử dụng của các loại máy S-Fone như Samsung, LG, SKY, VK... không kém bất cứ máy dùng🥂 công nghệ GSM nào trên thị trường có cùng mức giá nhưng người tiêu dùng vẫn muốn được sử dụng những chiếc máy của các hãng quen thuộc khác như Motorola, Nokia, hay Sony Ericsson... với mẫu mã và tính năng đa dạng. Chính vì vậy thời gian gần đây Nokia và Motorola đều đã tham gia thị trường CDMA của Việt Nam, nhưng nói một cách công bằng rằng các model họ đưa vào đều thuộc dạng cấp thấp.
Đặc biệt, để phát triển thuê bao nhanh, S-Fone đã mở chiến dịch điện thoại trao tay cho khách hàng. Từ cuối năm 2004 đến nay, khách hàng chỉ cần mất tiền hoà mạng đã𝓀 được sử dụng một máy ĐTDĐ SKY, hoặc chỉ mất một số tiền nhỏ, khách hàng có thể làm chủ một máy C131 của Motorola hay Nokia 2112 với những chức năng cơ bản như: thoại rảnh tay, quay số bằng giọng nói, ghi âm, đèn pin, với âm thanh polyphonic v.v...
Với những chức năng như vậy, một chiếc máy Nokia 2112 nếu sử dụng công nghệ GMS không thể bán thấp hơn 1,5 triệu đồng. Khi được hỏi vì sao bán giá rẻ như vậy mà vẫn có lãi. Giám đốc điều hành S-Fone Hồ Hồng Sơn khẳng định, S-Fone không bỏ tiền mua máy cho khách hàng. Nhưng ông Sơn cũng cho biết đó là cách mà S-Fone hỗ trợ khách hàng mua máy để sử dụng dịch vụ của S-Fone qua đó phát triển mạnh vùng phủ sóng, phục vụ lại nhu cầu của khách hàng.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết ngay cái cách hỗ trợ khách hàng của S-Fone cũng là do sự năng động của các đại lý mà công ty Cúc Việt là một điển hình. Công ty bỏ tiền mua máy, bán rẻ cho khách hàng, tất nhiên phải được sự đồng ý của S-Fone, sau đó bù lỗ dần bằng hoa hồng từ phí hoà mạng, phí sử dụng dịch vụ của khách hàng do S-Fone trích lại. Như vậy, S-fone đạt mục tiêu phát triển thuê bao, phát triển mạng và chắc chắn có lãi, đại lý lãi, khách hàng hưởng lợi... tại sao chúng tôi không tiếp tục làm? ông Trịnh Minh Đại Anh, phó giám đốc Cúc Việt khẳng định.
Việc hai hãng Motorola và Nokia bắt tay với S-Fo✨ne cung cấp máy sử dụng công nghệ CDMA đã mở ra một hướng mới trong việc đa dạng hoá các model điện thoại hợp thị hiếu khách hàng. Với số lượng ít, Mot𝓰orola cung cấp 30.000 máy C131 và Nokia đã cung cấp khoảng 5.000 máy 2112, thì đây chưa hẳn đã là thành công của 2 hãng. Tuy nhiên việc Nokia và Motorola thâm nhập thị trường CDMA được coi là một bước ngoặt trong việc đa dạng hoá các loại máy sử dụng công nghệ này.
Về triển vọng trong thời gian sắp tới, trưởng Văn phòng Đại diện Motorola Việt Nam, ông Bùi Văn Hoà cho biết, Motorola sẽ đưa thêm 3 đến 4 model nữa vào thị trường điện thoại sử dụng công nghệ CDMA ở Việt Nam. 🥃Được biết không chỉ Motorola mà còn nhiều hãng khác cũng có ý định tham gia thị trường này nhưng vẫn đang còn nghe ngóng sự hợp tác của S-Fone. Về vấn đề này, giám đốc điều hành S-Fone khẳng định: Trước đây, do nhu cầu của thị trường Việt♍ Nam về công nghệ CDMA chưa lớn nên các hãng ĐTDĐ tên tuổi chưa mặn mà; S-Fone phải chủ động, tìm nguồn máy cho mình.
Về những nghi ngại S-Fone không thực hiện như tuyên bố ban đầu của mình là chỉ cung cấp dịch vụ chứ khô♋ng độc quyền máy, ông Sơn nói: S-Fone luôn mở rộng cửa để đón nhận sự hợp🐎 tác của các hãng khác trong việc cung cấp điện thoại sử dụng công nghệ CDMA. Trao đổi với S-Fone về việc khi nào thì đưa SIM card vào sử dụng, chúng tôi nhận được câu trả lời: Nếu thuận lợi thì cuối quý II, chậm thì đầu quý IV năm 2005, S-Fone sẽ thực hiện.
(Theo TGVT)