Hai năm trước, tôi vẫn thường ghé xóm này tường thuật tiến độ giải quyết những khó khăn, thiếu thốn của người dân. Xóm Núi khi đó là hàng trăm nóc nhà nằm chênh vênh bên sườn Hòn Rớ. Gọi là nhà thì sang, vì chúng chỉ là những tấm gỗ, bạt, nilon, tôn buộc vào mấy cột gỗ cong vẹo. Người dân phầ🅺n lớn là lao động nghèo, dạt về từ tứ phương, thu nhập bấp bênh dựa vào nghề biển và làm thuê.
Mọi lối đi trong xóm rải đầy rác thải. Ngay dưới những cột điện tự chế xiêu vẹo, gỉ sét, lõi dây điện lòi ra ngoài, trẻ con vô tư chơi nhởi ngay cạnh. Giao thông thiết lập bởi những chiếc ván gỗ 🤪được gác chênh vênh qua rãnh, mương. Người già trẻ em ăn mặc tạm bợ, nheo nhóc bồng bế 🦂nhau.
Cảnh sống ở đây hoàn toàn xa lạ với những khu nghỉ mát sang trọng ở thành phố du lịch có tốc độ đô thị hóa thuộc hàng cao nh🌱ất cả nước. Tôi đi nhiều, chưa thấy nơi nào trên đ🐠ất Việt Nam có tốc độ xây dựng chóng mặt như Nha Trang. Những cao ốc, chung cư, khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng mọc lên mỗi tháng dọc bờ biển, bờ sông Cái và ven những sườn núi bọc thành phố biển như Hòn Rớ, Cô Tiên...
Còn ở xóm Núi, người dân nói với tôi rằng họ không mong gì ngoài việc xin chính quyꦡền giảm giá điện, nước. Bà Mai Thị Sương, một phụ nữ sống ở xóm gần 20 năm tâm sự rằng toàn bộ điện nước được mua từ một "nhà cung cấp" duy nhất đầu xóm với giá 4.600 đồng mỗi kWh điện và 17.000 đồng mỗi mét khối nước - gấp đôi giá trung bình dành cho người dân thành phố. Bà bảo, giá điện nước quá cao khiến nhiều gia đình trong xóm đổ nợ. Nhiều nhà nghĩ ra cách không làm nhà vệ sinh vì cần tiết kiệm nước, có nhà tiết kiệm nên không cho con đi học.
Trong khi câu chu꧅yện quản lý dân cư cho những hộ dân ở xóm Núiܫ đã dùng dằng suốt cả chục năm, thì họ lên báo một cách không hề mong muốn rạng sáng 18/11.
Người dân kể rằng những căn nhà sập xuống rất nhanh kể từ khi bắt đầu xuất hiện tiếng nước chไảy. Chỉ vài giờ sau mưa lớn và lở núi, n♕hững con đường họ đi biến thành dòng thác. Hàng trăm hộ dân trở thành một bãi ngổn ngang bàn ghế, đồ đạc, ngói, tôn... và nhiều người bị vùi lấp.
Cũng sau vụ sạt lở một "xóm núi" khác ở phường Vĩnh Hòa, Nha Trang, nơi việc xây dựng hồ nhân tạo trên núi - một quả bom nước - gây hậu quả thương tâm cho dân, đại diện chính quyền bảo: "Việc xây dựng cái hồ này phường không biết. Nếu mà phường được nghe báo cáo, biết thì đã cảnh giác với bà con". Chủ tịch Thành phố Nha Trang thì lý giải, "nơi sạt lở có người tử vong không nằm trong các điểm dự báo của thành phố, nên khi sự cố xảy ra chính q🅘uyền địa phương không trở tay kịp".
Nhiều năm tường thuật từ những vùng thiên tai, tôi đã quá quen thuộc với các cụm từ, "không biết", "bất ngờ", "vượt sức tưởng tượng", "không kịp trở tay"... từ những vị làm công tác quả🐼n lý ở địa phương khi đứng trước các phóng viên.
Tôi nhớ có những lần chính quyền phường này quận kia thuyết trình về việc cấ💞p phép mới các dự án nghỉ dưỡng,🅘 họ dự báo số du khách tăng bao nhiêu, cần xây dựng gấp thế nào để đáp ứng nhu cầu khách tham quan...
Nhưng với các khu d💛ân cư mà chính quyền cho rằng "bất hợp lý" ngay tại thành phố mình, thì cả thập niên, vẫn là phương án🅺 di dời tượng trưng. Cuộc di dời ấy, chỉ được lãnh đạo thành phố nhắc lại kèm lời kêu gọi "quyết liệt" vào hôm qua, sau khi tất cả đã trở thành một đại bi kịch.
Chuyện của xóm Núi, không chỉ là của Nha Trang: lịch sử hình thành các đô thị Việt Nam đã tạo ra rất nhiều khu dân cư tạm bợ, và chúng đã tồn tại ở đó rất lâu, tạo thành rất nhiều vấn đề, trụ qua rất nhiều lần "chỉ đạo quyết liệt", thậm chí là qua hơn hai thập kỷ như nhiều khu nhà tại TP HCM.♍ Và chuyện của xóm Núi, liệu có trở thành một tác động để thay đổi sự "quyết liệt" trong việc giải quyết các vấn đề đô thị trong cả nước?
Thành Nguyễn