Dự báo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, ở kịch bản lạc quan nhất, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn thấp hơn mục tiêu của Chính phủ đề ra là 6,5%. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng đạt 6,46%, GDP Việt Nam sẽ vượt chỉ t😼iêu Quốc hội giao 0,46 điểm %.
Chỉ tiêu | Kịch bản 1 | Kịch bản 2 |
Tăng trưởng GDP | 5,98 | 6,46 |
Lạm phát bình quân | 3,51 | 3,78 |
Tăng trưởng xuất khẩu | 4,23 | 5,06 |
Cán cân thương mại (tỷ USD) | 5,49 | 7,24 |
(Đơn vị: %)
Nhiều tổ chức nghiên cứu quốc tế trước đó cũng đã đưa ra dự báo ღtăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay. Đơn cử ADB đánh giá mức tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,1%, IMF là 6,5% hay HSBC với con số tích cực lên đến 7,6%.
Phía CIEM cũng nêu rõ, nền kinh tế Việt Nam năm nay có thể tiếp tục chịu những tác động từ bất định, rủi ro, thách thức từ bên ngoài. Năm nay, Mỹ được dự báo vẫn duy trì các biện pháp kiềm chế Trung Quốc về kinh tế, thương mại, công nghệ và có thể tạo được liên minh với một số nước đối tác trong chính sách đối phó với Bắc Kinh. Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn khiến cho𓆉 các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế có nhu cầu dịch chuyển địa điểm sản xuất để tránh mức thuế cao.
Mặt khác, Covid-19 và các biến t🍰hể còn diễn biến phức tạp, khó lườ🔯ng, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo, hệ luỵ là chi phí logistics tăng tác động đến xuất nhập khẩu hàng hoá.
CIEM cũng nhận xét, việc nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối giữa các biện pháp này ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ với thị trường tài chính thế giới và trầm trọng thêm nợ. Kỳ vọng vào tác động tích cực của EVFTA, nhóm nhiên cứu cho rằng, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ... 🌄không chỉ ở thị trường Mỹ.
Đức Minh