Xuất hiện từ năm 2006, bầu Trường khiến cả làng bóng đá nội xôn xao khi bỏ ra bảy tỷ đồng mua lại toàn bộ đội bóng Sơn Đồng Tâm Long An của ông Võ Quốc Thắng (chủ đội Đồng Tâm Long An), rồi đưa về Ninh Bình một nă💧m sau đó. Từ vùng trắng trên bản đồ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, đất cố đô bỗng sở hữu đội bóng giàu tiềm năng nhờ bầu Trường.
Là thiếu gia mới nổi ở giải hạng Nh꧅ất, Ninh Bình khiến các đội bóng lắm tiền nhiều của tại V-League cũng phải ngả mũ. Họ thể hiện độ chịu chơi bằng việc bỏ ba tỷ đꦗồng để có Mai Tiến Thành từ CLB Thanh Hóa rồi cũng từng đó tiền để sở hữu Nguyễn Hữu Thắng từ CLB Bình Dương... Tung tiền tấn trên thị trường chuyển nhượng, Ninh Bình hưởng trái ngọt với chức vô địch hạng Nhất năm 2009.
Kể từ đó, họ tiếp tục khuynh đảo thị trường chuyển nhượng của V-League nhờ túi tiền tưởng chừng không đáy của doanh nhân ngành xi măng. Thuật ngữ "đi đêm" với cầu thủ được nhiều CLB gán ghép cho Ninh Bình, khi họ chi tiền để những mục tiêu mình mong muốn đơn phương phá vỡ hợp đồng với đội bóng ch๊ủ quản để đầu quân cho bầu Trường.
Trước khi khởi tranh V-League 2009, Bình Dương ngỡ ngàng khi trung vệ tuyển quốc gia Vũ Như Thành chấp nhận bỏ năm tỷ đồng phá vỡ hợp đồng. Điểm đến của trung vệ vừa cùng 🔯tuyển Việt Nam đăng quang AFF Cup 2008 không ai khác là Ninh Bình, khi bầu Trường chi ra tám tỷ đồng và mức lương 50 triệu mỗi tháng cho cựu trung vệ Thể Công.
Tiếp sau Như Thành, bầu Trường bất ngờ đưa chuyên gia môi giới cầu thủ Trần Tiến Đại về làm Giám đốc điều hành rồi kiêm nhiệm cả vị trí HLV ở mùa giải 2010. Đây là điều chưa từng có tiền lệ trong làng bóng đá nội và có lẽ chỉ có bầu Trường mới dám làm như vậy. Nhờ tài đàm phán của "cò" Đại, Ninh Bình tiếp tục là điểm đến hàng loạt hảo thủ bóng đá Việt Nam lúc bấy giờ như tiền đạo Nguyễn Việt Thắng (tám tỷ đồng, năm 2010), thủ mô♔n Nguyễn Mạnh Dũng (12 tỷ đồng, năm 2011).
Bỏ bê khâu đào tạo trẻ và chỉ tung tiền mua sao về thi đấu, Ninh Bình liên tục gây ra những tranh chấp với các CLB khác thời gian này. Như mùa 2009, lãnh đạo đội bóng bất ngờ đòi lại 🌳chân sút Timothy Anjembe, sau khi cầu thủ Nigeria nổi lên như cồn trong màu áo CLB Đồng Tháp. Hoá ra Ninh Bình đã âm thầm ký hợp đồng ba năm (2009-2012) với Timothy, trong khi chân sút này vẫn đang chơi cho Đồng Tháp ở V-League.
Một năm sau, đến lượt CLB Khánh Hòa cáo buộc Ninh Bình bí mật tiếp xúc bốn cầu thủ còn hợp đồng của họ là Đức Hùng, Hữu Chương, Tấn Điền, Trọng Bình. Kết quả,🧜 đội bóng phố biển thua lý mất trắng bốn cầu thủ, trong khi Ninh Bình chịu án phạt 25 triệu đồng vì tiếp xúc bốn cầu thủ còn hợp đồng mà không thông báo cho CLB chủ quản.
Hai cầu thủ CLB Nam Định là Hoàng Danh Ngọc và Trần Mạnh Dũng cũng chấp nhận đầu quân cho Ninh Bình ngay khi còn hợp đồng với🃏 đội bóng thành Nam. Trong vụ này Danh Ngọc phải bồi thường 2,4 tỷ đồng và án treo giò 18 tháng mới được đầu quân cho đội♉ bóng bầu Trường.
Ném tiền nhiều nhưng thành tích của Ninh Bình ở V-League vô cùng khiêm tốn. Chức vô địch duy nhất ở sân chơi chuyên nghiệp của họ là chiếc Cup quốc gia mùa 2013. Dường như việc chi mỗi năm vài chục tỷ đồng mua cầu thủ không thu lại thành công, khiến bầu Trường quay lưng với chính "cò" Đại. Ông bầu này sau khi tay năm 2013 có nói về thuộc cấp rằnꦬg: "Anh Đại🐈 đang làm lũng đoạn thị trường chuyển nhượng Việt Nam, như thế là giết bóng đá".
Vết đen lớn nhất của đội bóng cố đô Hoa Lư là vụ chín cầu thủ Ninh Bình tổ chức cá độ, dàn xếp tỷ số trong trận gặp chủ nhà Kelantan (Malaysi🗹a) ngày 18/3/2014 tại AFC Cup. Sau khi rút lui khỏi giải V-League vào tháng 5, đội bóng này thi đấu thêm hai trận tại giải đấu cấp châu lục.
Đến ngày 6/1/2015 vừa qua, bầu Trường chính thức ra quyết định giải thể CLB Ninh Bình và bàn giao đội U13, U15 và U19 cho địa phương. Trong tám năm tồn tại, Ninh Bình trải qua 14 lần thay tướng ꦕvà 11 đời HLV. HLV Nguyễn Văn Sỹ cũng là người bốn lần ngồi ghế nóng ඣtrên sân Ninh Bình và đóng góp vào chức vô địch giải hạng Nhất 2009 và Cup quốc gia 2013.
Đông Anh