Kết thúc mù𓄧a 2008, về lý thuyết Thanh Hóa đã xuống hạng sau ba mùa giải góp mặt ở V-League. Tuy nhiên đầu năm 2009, họ “mua suất” của Thể Công Viettel, và trụ lại giải đấu số một quốc gia cho đến nay.
Trong quãng thời gian kể trên, có bảy cái tên khác nhau từng ngồi ghế thuyền trưởng của CLB này, nhưng tính số lần bổ nhiệm thì tổng cộng đến 10 lần. Trong đó, ông Lê Thụy Hải và ông Tꦫriệu Quang Hà hai lần được mời dẫn dắt Thanh Hóa ở các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, ngoại trừ HLV nổi tiếng người Serbia Ljupko Petrovic, chẳng ai trụ tại Thanh Hóa đủ hai mùa giải. Vì thế mới có chuyện trợ lý Hoàng Thanh Tùng đã bốn lần phải đóng thế mỗi khi đội nhà “thay ngựa giữa dòng”.
Cùng thời điểm 2009, Hà Nội T&T đá mùa đầu tiên ở V-League. Nhưng cho đến nay, họ mới bốn 🐼lần phải thay HLV và lên ngôi vô địch ba lần.
Không chỉ thay HLV như thay áo, Thanh Hóa còn là “tử địa” của những nhà cầm quân danh tiếng. Họ lần lượt thử qua những người được xem là tài năng hàng đầu giới cầm quân nội địa như Lê Thụy Hải, Mai Đức Chung, Vũ Quang Bảo… ch🤪o đến Petrovic, người từng đưa Sao Đỏ Belgrade vô địch C1 châu Âu và mới đây là Mihail Marian, cựu danh thủ và từng làm Giám đốc kỹ thuật của Liên đoàn bóng đá Romania.
Với việc HLV Mihail phải từ chức chỉ sau bốn vòng đấu mùa này, có vẻ như “lò xay tướng” tại Thanh Hóa chưa dừng lại khi mà cho đến nay thành tích tốt nhấtꦜ của họ chỉ là vị t🌟rí á quân mùa trước. Nhiều người giỏi đã đến, đã rời đi nên cũng chưa thể khẳng định những người tiếp theo, mà theo một số nguồn tin là HLV Nguyễn Hữu Thắng, có thể làm tốt và trụ lại lâu hơn không.
Muốn biết nguyên nhân Thanh Hóa chưa thể vô địch V-League, chỉ cần nhìn vào sự thay đổi chóng mặt ở vị trí HLV. Nó thể hiện sự nôn nóng quá lớn của lãnh đạo CLB này. Điều đó dẫn đến việc họ thường xuyên đốt cháy giai đoạnꦐ, không chuẩn bị đủ nội l🧜ực để làm chuyện lớn.
Lần gần nhất một đội bóng không cần truyền thống vẫn vô 🌱địch V-League là năm 2010, khi Hà Nội T&T đăng quang sau chỉ hai năm lên V-League và sáu năm chính thức trình làng. Trong khi đó, SLNA mất 10 năm. Đà Nẵng phải chờ 17 năm và người anh em Quảng Nam thậm chí còn lâu hơn: 25 năm. Ngay cả Bình Dương, cũng phải mất sáu năm kể từ lần thứ hai vô địch (năm 2008) đến lần thứ ba (năm 2014)... Những thống kê này cho thấy vô địch V-League không hề là chuyện dễ dàng kể cả khi có sẵn truyền thống, tiền bạc và hệ thống đào tạo tại chỗ.
Dường như, cho đến lúc này Thanh Hóa vẫn làm bóng đá theo cách cũ. Tức là dồn tiền ༒đầu tư cho lực lượ✱ng thay vì nghĩ đến các kế hoạch dài hạn cho nội lực. Công thức "Tiền + Ngôi sao = Vô địch" đã quá cũ. Những bài học nóng vội từ Navibank Sài Gòn, Sài Gòn Xuân Thành, Vissai Ninh Bình… vẫn rất rõ ràng. Ngược lại, sau thành công bước đầu, những CLB như Hà Nội đã đầu tư ngay vào công tác đào tạo, sử dụng cầu thủ trẻ để đến lúc này là CLB có thành tích ổn định nhất Việt Nam.
Trái lại, cầu thủ do Thanh Hóa đào tạo là Mai Tiến Thành, năm nay 32 tuổi, vẫn phải cày ải trên sân, còn một cầu thủ "cây nhà lá vườn" khác là Lê Quốc Phương chỉ chuyên đá dự bị dù được đánh giá cao. Không tính đến trường hợp thủ môn Bùi Tiến Dũng nổi lên gần đâ๊y, có thể nói bóng đá Thanh Hóa đang phải đặt tham vọng lên đôi chân của người ngoài. Việc đổ tiền vào thị trường chuyển nhượng mua các ngôi sao ở địa phương khác đã không đem lại kết quả, công tác đào tạo chưa bài bản, thời gian và tiền bạc thì ngày càng mất đi, Thanh Hóa như đang đứng trước ngã ba đường.
Đấy là điều đáng tiếc với một địa phương có truyền thống và yêu bón♉g đ🔴á cuồng nhiệt như Thanh Hóa.
Với tiềm lực và tình yêu bóng đá của người hâm mộ, chỉ cần kiên nhẫn tập trung cho việc đầ🐻u tư, bình tĩnh hơn trong việc sử dụng con người và 🅠không nôn nóng tìm thành tích, ít ra họ cũng có một chỗ đứng vững vàng để chờ ngày vinh quang.
Song Việt