Khó kiểm soát tỷ lệ nội địa hoá trong xe gắn máy. |
Dù tính theo cách nào, những con số được đưa ra vẫn cao gấp đôi, gấp ba so với công bố của Honda Việt Nam.
Bộ Công nghiệp là nơi cấp văn bản x💖ác nhận tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm Wave Alpha. Tại giấy phép số 5178 ngày 5/12/2001 của cơ quan này cấp cho Honda Việt Nam (kèm theo phụ lục đăng ký các chi tiết nhập khẩu cho Wave Alpha mà Honda tự kê khai) có nêu rõ, các chi tiết nhập khẩu từ Trung Quốc trong động cơ xe Wave Alpha là 5,509% và các chi tiết khác là 3,493%.
Con số mà Hiệp hội Xe đạp Xe máy Việt Nam đưa ra lại dựa trên quy định về𝐆 tỷ lệ phần trăm linh ki♋ện chi tiết xe hai bánh gắn máy và danh mục tỷ lệ phần trăm chi tiết động cơ 4 kỳ hai bánh gắn máy ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 92/TTLT-BTC-BCN-TCHQ. Theo đó, tổng các chi tiết của động cơ mà trên thực tế Honda Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc để sử dụng cho xe Wave Alpha là 32 chi tiết thuộc động cơ (chiếm 16,06% so với động cơ) và 12 chi tiết phụ khác ngoài động cơ (chiếm 7,65% so với xe). Tính chung cho phần phụ tùng linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc trong Wave Alpha chiếm tới hơn 13% toàn xe.
Các doanh nghiệp kinh doanh xe máy trong ꦰnước thì lập luận, Honda Việt Nam thường thống kê rất cụ thể từng chiếc gương và coi đó là một chi tiết. Còn một số bộ phận rất quan trọng khác của xe máy cũng chỉ được coi là một chi tiết. Vì thế, về cảm quan, Honda Việt Nam đã đúng khi tuyên bố với khách hàng rằng chỉ có 28 chi tiết Trung Quốc trong Wave Alpha, chiếm tỷ lệ 4%. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp này, phần lớn các chi tiết nhập khẩu này đều là những phần quan trọng của động cơ. Cụ thể, theo dòng 16, Vận đơn số HVN-0002-03, Tờ khai hải quan số 108 ngày 22/1/2002 tại Hải quan Chùa Vẽ thì toàn bộ trục sơ cấp, trục thứ cấp và các bánh răng truyền lực của hộp số chỉ được coi là một chi tiết. Tương tự, toàn bộ cụm bơm dầu bôi trơn (gồm 6 chi tiết lắp thành cụm) cũng được coi là một chi tiết. Nếu tính theo Thông tư 92 thì tỷ lệ linh kiện nhập khẩu của Trung Quốc phải là 13,8%.
Cái nhìn khách quan
Hiện tại, chưa có c♒ơ quan nào quản lý và đưa ra con số chính xác về tỷ lệ linh kiện Trung Quốc trong chiếc xe Wave Alpha. Hơn nữa, khái niệm "chi tiết" rất trừu tượng và có nội hàm khác nhau giữa các doanh nghiệp kinh doanh xe máy. Cách buộc tội Honda Việt Nam thông qua đối chiếu với Thông tư liên tịch số 92 xem ra cũng hơi khiên cưỡng vì dù được ban hành từ cuối năm ngoái nhưng 🌜khung tính tỷ lệ này chưa được áp dụng. Bản thân Hiệp hội Xe máy Xe đạp Việt Nam cũng chưa thể khẳng định được thông tư này có áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp xe máy ở Việt Nam hay không.
Tuy nhiên dù thực hư thế nào, việc Honda Việt Nam nhảy vào thị trường xe giá rẻ đã gây không ít thắc mắc trong dư luận. Nhất là đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xe máy Trung Quốc, Đài Loan... Vì vậy, sự kiện Wave Alpha đã trở thành đề tài tranh cãi chính trong buổ🌟i gặp gỡ báo chí và doanh nghiệp do Hiệp hội Xe máy Xe đạp Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội. Một số doanh nghiệp còn nặng lời, Honda Việt Nam đã bán thương hiệu, cạnh tranh không bình đẳng.
(Theo Hải Quan, Thời Báo Tài Chính)