Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội về nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 4 – Vùng thủ đô, tuyến đường dài hơn 112 km sẽ chia thành 3 dự án thành phần. Trong đó thành phần một là giải phóng mặt bằng (24.242 tỷ đồng) do các địa phương có tuyến đường đi qua (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh) triển❀ khai bằng vốn ngân sách.
Dự án thành phần hai xây đường♏ đô thị, đường song hành (9.399 tỷ đồng) cũng do địa phương triển khai bằng vốn ngân sách.
Dự án thành phần ba, đầu tư hệ thống cao tốc toàn tuyến và tuyến nối 9 km đi trùng đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long theo hình thức PPP (vốn đầu tư 60.486 tỷ và lãi vay của dự án✱ 2.548 tỷ).
Về phương án huy động vốn, UBND TP Hà Nội cho biết dự án thành phần một sử dụng vốn ngân sách 𝓰Trung ương dự kiến 11.100 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương khoảng 13.141 tỷ đồng, trong đó Hà Nội đóng góp chủ yếu là 12.669 tỷ.
Tờ trình nêu đề xuất thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch và chỉ giới đường đỏ. Tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 1.466 ha (Hà Nội 904 ha;♕ Hưng Yên 277 ha; Bắc Ninh 285 ha); số hộ bị ảnh hưởng khoảng 14.647, số hộ tái định cư 1.997.
Dự án thành ph⭕ần 2 huy động từ Hà Nội khoảng 5.358 tỷ đồng; tỉnh Hưng Yên 1.412 tỷ đồng; tỉnh Bắc Ninh 2.629 tỷ đồng.
Đối với dự án thành phần số 3💫, vốn nhà nước tham gia khoảng 31.500 tỷ đồng (chiếm 55%) và ngân sách các địa phương, vốn nhà đầu tư 26.056 tỷ đồng, còn lại là lãi vay.
Dự💫 kiến giai đoạn 2021-2025, Chính phủ ưu tiên bố trí 14.250 tỷ hỗ trợ cho dự án, bao gồm 11.101 tỷ giải phóng mặt bằng và 3.149 tỷ đồng hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án thành phần ba...
Như vậy, tổng mức đầu tư của dự án là 94.127 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương 31.904 tỷ đồng (35%). Vốn ngân sách địa phương 33.583 tỷ đồng🌊 (37%), vốn nhà đầu tư là 26.056 tỷ đồng và lãi vay.
Đối với mức giá, phí dịch vụ, UBND TP Hà Nội cho biết sẽ tuân theo quy định của Luật PPP, khung giá, phí dịch vụ, giá vé phù hợp với sức chi trả của người dân từng thời kỳ, phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP đầu ngườ🌠i. Giả định thời gian dự kiến đưa vào khai thác tuyến cao tốc vành đai 4 năm 2030, UBND Hà Nội đề xuất mức thu phí cơ sở là 💛2.100 đồng/xe trên một km.
Cũng theo UBND Hà Nội, việc đầu tư dự án theo hình thức 🍰PPP giúp huy động được ngu𒊎ồn lực xã hội, giảm áp lực vốn Nhà nước
Trường hợp áp dụng hình thức đầu tư công, UBND Hà Nội cho rằng khó có t𒐪hể cân đối nguồn lực nhà nước, gây áp lực về gia tăng trần nợ công. Ngoài ra, đầu tư dự án bằng hình thức PPP tận dụng đ🗹ược thế mạnh về nguồn lực, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ khối tư nhân; phân chia rủi ro hợp lý giữa Nhà nước và nhà đầu tư.
Từ góc nhìn chuyên gia, GS.TS🐟 Từ Sỹ Sùa, giảng viên cao cấp Đại học Giao thông Vận tải, nhận định việc xây dựng đường vành đai 4 - vùng thủ đô là cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận 🍨tải liên vùng của Hà Nội, giảm tải áp lực cho giao thông khu vực nội đô, đặc biệt trong bối cảnh đường vành đai 3 đã quá tải nhiều năm nay (gấp khoảng 2,5 lần so với lưu lượng tiêu chuẩn).
Vành đai 4 cũng sẽ tạo động lực để phát triển đô thị trung tâm, các đô thị vệ t♚inh của thủ đô (Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai,♑ Phú Xuyên) và khu công nghiệp, đô thị của các tỉnh trong vùng.
Theo ông Sùa, hiện nay Luật PPP đã được thông qua với nhiều cơ chế, chính sách mới, do vậy việc xây dựng đường cao tốc vành đai 4 theo hình thức PPP có nhiều thuận lợi và giúp huy động được nguồn lực xã hội. Vị chuyên gia cũng ủng hộ phương án dự kiến 60% tuyến đường sẽ đi trên cao, vì "đây là xu t💦hế phổ biến ở các thành phố lớn trên thế giới".
"Tuyến vành đai trên cao sẽ đảm bảo việc kết nối tốt hơn đối với các địa phương nó chạy qua. Khi tuyến thông thoáng, tốc độ phương tiện càng cao, quãng thời gian di chuyển rút ngắn lại sẽ giúp tăng giao thương, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng trưởℱng kinh tế", ông Sùa nói.
Sơn Hà