Giá vé tăng hơn 100%, xe nhồi nhé𓆉t gần cả trăm người và ít khi nào gọi được cho đường dây nóng của Tổng cục đường bộ để phản ánh. Nhiều độc giả đã than thở về sự mệt mỏi khi phải chọn xe khách làm phương tiện về quê mỗi dịp Tết đến.
Vì vậy, đa số đều không đồng tình với khẳng định về giá vé Tết xe khách và sự khả thi của số điện thoại phản ánh tình trạng chặt chém, nhồi nhét khách của một lãnh đạo Tổng cục đường bộ.
Họ chia sẻ những câu chuyện thực tế khác hẳn:
“Năm nào tôi về tết từ Hà Nội về Nghệ An, giá đề♐u tăng gần gấp 3. Bình thường về chỉ 170 ngàn, vậy mà ngày tết lên đến 400 ngàn đồng”- độc giả Bình cho biết.
Ở miền Nam, tình trạng tăng giá vé cũng không kém. Độc giả Duygala ở Quy Nhơn, Bình Định phản ánh b⛦ình thường đi xe về quê giá vé cho xe giường nằm là 270 ngàn nhưng ngày tết mua vé là 700 ngàn.
Hầu hết độc giả đều cho rằng mức giá vé Tết tăng hơn 100% chứ không theo qui định là 60%. Hiện tượng này phổ biến khắp nhiều hãng xe, kể cả một số hãng lớn, và chỉ cần xếp hàng mua vé là sẽ rõ. Chưa kể có những nhà xe༺ còn tuyên bố hết vé để nhằꦺm “chèn ép” khách phải chấp nhận giá cao.
Chưa đủ thiệt thòi vì bị “chặt chém” giá vé, hành khách c𝓰òn khổ sở vì cảnh nhồi nhét trên cách chuyến xe.
“Xe 48 chỗ thường chở tới 120 khách là bình thường”. ♉Độc giả thangnd đã vào Sài Gòn làm việc hơn 10 năm nhưng năm nào về quê cũng thấy cảnh tượng trên, xe ngồi biến thành xe đứng, xe giường nằm biến thành xe ngồi.
Thản nhiên bắt khách dọc đường và nhồi nhét khách như “gà, ﷽lợn” nhưng các chuyến xe này hầu như ít bị xử phạt chở quá tải cũng là điều khiến nhiều độc giả bức xúc.
Độc giả nguyenkhuelien thất vọng kể lại: “Tôi đi xe của hãng SV từ Hà Nội lên Sapa vào thời điểm cận năm mới (ngày 28/12 chuyến đêm), xe giường nằm nhưng nhồi hơn gấp đôi số chỗ, mọi người đều hết sức mệt mỏi. Khi xe bị công an dừng kiểm tra, chúng tô💛i đã mừng nghĩ phải phạt thật nặng nhà xe này và yêu cầu những người không có chỗ xuống xe. Tuy nhiên mất thêm khoảng gần 1 tiếng đồng hồ lái phụ xe đều hoan hỉ lên xe đi tiếp. Vậy là chuyến xe nhồi nhét của chúng tôi mấ🍒t đúng 12 tiếng đồng hồ mới đi đến nơi, mọi người xuống xe mặt mũi đều bơ phờ. Tuy nhiên tôi cũng nghe những người hay đi tuyến đường này nói là chẳng phải riêng hãng này mà xe nào cũng vậy và xe nào cũng qua được cửa ải công an dễ dàng”.
Nếu trong trường hợp bị xử phạt quá tải nhưng nhà♚ xe sẽ trả khách dọc đường thì làm sao có xe đi tiếp cũng là điều được nhiều đ🌞ộc giả đặt ra khi đây là dịp mà xe nào cũng đông đúc, hết chỗ.
Trong tình cảnh như vậy, nhiều độc giả cùng nhận định rằng không thể nào phản ánh vi💫ệc nhồi nhét hay chặt chém giá vé bằng cách gọi vào đường dây nóng của cơ quan đường bộ được. Bạn đọc Nam Hà cho biết đã nhiều lần thử gọi vào số điện thoại này đều không được.
Thậm chí nếu có thể gọi được thì cũng ít ai có can đảm đang ngồi trên xe lại dá♍m tố cáo thẳng thừng như vậy bởi sự an toàn và cả hành trình về quê có thể bị ảnh hưởng. Chưa kể với những chuyến xe ở miền Nam hay Trung thì liệu cơ quan đường bộ ở Hà Nội sẽ xử lý ra sao và bao lâu thì xử lý được cũng là điều khiến mọi người băn khoăn.
Vì vậy đường dây nóng hãy dùng s💖ố điện thoại di động để dễ nhắ𓆏n tin, mở nhiều đường dây nóng là đề xuất của độc giả nhằm giúp việc phản ánh của hành khách thuận tiện và tốt hơn.
Một điều nữa mà độc giả mong muố💟n là cơ quan công a💙n sẽ xử lý thật nghiêm minh những xe nhồi nhét khách để mọi người sẽ có những chuyến đi an toàn, thoải mái chứ không phải vừa mất tiền lại nhận được dịch vụ kém cỏi.
‘Bao nhiêu năm về quê dịp Tết, lần nào cũng khổ sở. Xe nào cũng vậy, không đồng ý thì có mà đi bộ về quê’- độc giả Phưꦗơng than thở.
Diễm Phương (tổng hợp)
Chia sẻ bài viết, video, hình ảnh chuyện mua vé tàu xe, đường về quê ăn Tết của bạn tại đây.