Ông Lâm Chí Thiện - đại diện kênh truyền hình TodayTV - khẳng định nhà đài đã biên tập phim Cô dâu 8 tuổi sau khi mua bản quyền phát sóng về Việt Nam. “Ngay t𓃲ừ đầu chúng tôi đã ghép hai tập phiên bản Ấn thành một tập Việt. Mỗi tập gốc Cô dâu 8 tuổi phát trên truyền hình Ấn Độ chỉ có thời lượng 22 phút. Bản dựng phát trên mà💦n ảnh Việt dài 45 phút mỗi tập". Theo đó, số tập còn🌌 lại khi chiếu trong nước là 900 so với con số gần 2.000 của bản gốc.
Ông Thiện cho biết thêm từ 2꧑7/6, nhà đài sẽ phát sóng hai tập một ngày, chiếu liên tiếp vào khung giờ buổi tối. "Chúng tôi làm vậy b💝ởi khán giả rất quan tâm, gửi mail và phản hồi rằng họ xem chưa đã".
Bộ phim thành công ở hơn 20 quố𒊎c gia và vùng lãnh thổ được nhà đài Việt biên tập kỹ càng về hình ảnh và lời thoại trước khi lên sóng truyền hình. Một số ít cảnh dựng quá dài và không cần thiết đã được cắt bỏ khỏi bản dựng Việt Nam.
Cô dâu 8 tuổi tạo nên hiện tượng ở Ấn Độ với gần 2.000 tập đã chiếu. Bộ phim tâm lý này đề cập tới vấn nạn tảo hôn và những mâu thuẫn trong nội bộ gia đình nhiều thế hệ ở đất nước đang phát triển châu Á. Biên kịch phim - Purnendu Shekhar - cho biết động lực để viết câu chuyện này là bởi🐷 ông thấy nạn tảo hôn vẫn tồn tại ở nhiều vùng quê Ấn Độ, cả mẹ ông cũng kết hôn từ năm 15 tuổi.
Nhờ Cô dâu 8 tuổi, Colors TV trở thành kênh truyền hình được xem nhiều nhất trên hệ thống cáp ở Ấn Độ. Phim từng bị Quốc hội Ấn Độ cấm phát sóng trên toàn quốc bởi đề cập vấn đề nhạy cảm. Sau đó phim được chiếu trở lại nhờ phản ứng mạnh mẽ của khán giả xem đài. Sau khi ra mắt trên truyền hình Ấn Độ năm 2008, phim giành giải “Chương trình𒉰 truyền hình chứa thông điệℱp xã hội hay nhất” tại lễ trao giải Telly Awards lần thứ tám.
Nhân vật chính - cô dâu 8 tuổi Anandi - được thể hiện bởi ba nữ diễn viên: Avika Gor (lúc nhỏ), Toral Rasputra (trưởng thành) và Pratyusha Banerjee (trung niên). Nữ diễn viên Avika Gor (sinh năm 1997) tham gia phim vào năm 2008 khi mới 11 tuổi và đến nay, cô bé🤡 đã 18 tuổi.
Vũ Văn Việt