Mỗi con người đều ấp ủ trong mình một giấc mơ, có thể là những ước mơ ngây dại được trở thành công chúa, hoàng tử thời bé. Rồi khi ta lớn lê𒁃n, ước mơ thực tế hơn với hình ảnh những bác sĩ, kỹ sư trong tương lai. Lớn một chút, một chút nữa, giấc mơ lại biến hoá theo chiều cuộc sống. Với tôi cũng không ngoại lệ, nhưng từ lúc tôi mười bốn tuổi, giấc mơ ngừng biến đổi, theo tôi từ đó đến bây giờ. Giấc mơ đó mang tên Hàn Quốc.
Tôi đã sống, lớn lên và trưởng thành cùng giấc mơ. Những kỷ niệm và ấn tượng 🐼cứ từng chút, từng chút một xây nên trong lòng tôi.
Ngày xưa, Hàn Quốc đến với tôi đầu tiên qua những thước phim trên truyền hình buổi tối. Ở cái tuổi mà bạn vẫn phải đều đặn đi ngủ vào 20h và thứ♕c dậy lúc 6h sáng để đến trường, tôi đã phải loay hoay nghĩ bao nhiêu cách để có thể thức xem những bộ phim chiếu vào khung giờ đó. Bạn biết không, mỗi một đứa trẻ đều là một Alice, cất giữ trong tâm hồn mình một vùng đất thần tiên. Với tôi, đó chính là đất nước Hàn Quốc xa lạ kia, là những con đường trải dài lá màu úa vào mùa thu, là con đường tuyết trắng khi đông đến, là cảnh sắc ngập màu hoa khi xuân về.
Ngày đó, tôi hâm mộ sự kỳ diệu của đất trời ở nơi xa xăm kia, cũng hâm mộ những quang cảnh tôi chưa bao giờ được chứng kiến. Tôi cũng muốn đôi khi thức dậy, nhìn ra trời lại có thể nhận ra dấu hiệu chuyển mùa trên đất mình. Trong màn hình tivi bé tí, Hàn Quốc được vẽ trong lòng tôi như một thế giới thần tiên, một thế giới riêng luôn tồn tại trong tâm của mỗi đứa trẻ. Có lẽ vì thế mà sau này, dù biết Nhật Bản mới là xứ sở của hoa anh đào, tôi vẫn muốn đến Hàn Quốc mùa xuân để ngắm nó hơn. Dù biết mùa thu ở châu Âu mới chính là cổ tích giữa đời thực, tôi lại chỉ muốn ngắm thảm lá vàng trong phim ngày bé. Dù biết tuyết trắng ngay cả nước mình cũng có, tôi vẫn mong có thể đến đây mùa đông, lên núi, đứng trên ván trượt tuyết và thự🅘c hiện giấc mơ “cầu trượt khổng lồ” của mình. Dù ở ngay thành phố nơi tôi sống cũng có cung điện, tôi vẫn muốn vào xem nơi có nàng Dae Chang Gum. Con người chính là như vậy, ấn tượng ban đầu mãi sâu đậm nhất, huống hồ là ấn tượng vẽ nên trong lòng một đứa trẻ lại càng khó phai.
Một điểm càng kỳ lạ hơn đó là cứ mỗi giai đoạn lớn của tôi sẽ có một điều ở đất nước Hàn Quốc kia thu hút sự chú ý và niềm yêu thích của tôi. Hàn Quốc trong cô bé 13, 14 tuổi là những nhóm nhạc th♔ần tượng mới mẻ. Hàn Quốc troཧng mắt cô học sinh trung học là đất nước của cái đẹp, là đất nước của những làn da trắng sứ, của những bộ trang phục, của những xu hướng thời trang mới. Và giờ đây, Hàn Quốc trong một cô gái 20 tuổi là nơi có thể biến uớc mơ trở thành một bác sĩ phẫu thuật thẫm mỹ của tôi thành hiện thực.
Tôi là con gái trong gia đình có bố mẹ đều là bác sĩ. Từ nhỏ, chứng kiến công việc cực khổ của một bác sĩ mà bố mẹ tôi trải qua, nghề y trong tâm tôi như một nỗi ám ảnh. Là những ngày trực đêm liên tục, là hàng giờ đồng hồ trong phòng mổ, là bức tư🌺ờng ẩm thấp, là hành lang u tối, là mùi bệnh viện đặc trưng luôn khiến tôi muốn nôn. Tôi từ nhỏ đã đinh ninh rằng, tôi sẽ chẳng bao giờ làm bác sĩ.
Nhưng cuộc sống, vốn chẳng có gì mình có thể ch🌠ắc chắn được.
Tôi hiện tại 20 tuổi, là một sinh viên của trường Đại học Y Khoa. Điều đó chính là do một lần tìm hiểu về ngành thẫm mỹ của 🅺Hàn Quốc đã truyền cho tôi một c𒆙ảm hứng và giấc mơ rất lớn.
Tôi cho rằng, thế giới này quả là thần kỳ. Tôi biết đối với niềm yêu thích Hàn Quốc và làn sóng Hallyu của tôi, bố mẹ tôi luôn có sự lo lắng, sợ tôi ham quá sẽ quên việc học. Có thể không ai ngờ rằng tôi có thể cố gắng được đến hôm nay cũng nhờ niềm yêu thích đó. Từ Hallyu tôi biết đến Hàn Quốc, từ Hàn Quốc tôi biết đến ngành phẫu thuật thẩm m💧ỹ, từ ngành t🐎hẫm mỹ tạo ra giấc mơ bác sĩ của tôi. Nhiều người cho rằng đó là tính ham vui của trẻ con. Nhưng có lẽ nếu chỉ ham vui, sở thích này đã không mang đến cho tôi quyết tâm cao đến như thế.
Tôi còn nhớ những ngày tháng đó, tuy theo học trường cấp ba trọng điểm của thành phố nhưng trong lớp, tôi chỉ là một học sinh bình thường, thiên hướng cá nhân lại nghiên về ban xã hội. Tôi của ngày𓃲 đó thi vào đại học kinh tế, ngoại ngữ sẽ nhẹ nhàng đấy, nhưng y khoa🍸 thì lại là chuyện khác.
Một quyết định chuyển hướng đó dường như thay đổi cả cuộc đời tôi. Lúc ấy, ngoài bố mẹ ra, chẳng ai tin tưởng tôi có thể thi đỗ y khoa được. Bây giờ tôi đọc báo thấy rất nhiều bạn thường nói rằng, họ học rất ít, chủ yếu là biết nắm trọng tâm bài học... Nhưng mà với tôi thì khác. Đến bây giờ khi nhớ lại những ngày tháng ôn thi kia đô🥃i khi tôi vẫn còn không rét mà run. Cả một ngày đi học từ trường cho đến lớp luyện thi đến gần 22h, sau đó lại tiếp tục làm bạn với cà phê và bài tập cho đến rạng sáng.
Khoa học tự nhiên chưa bao giờ là thế mạnh của tôi, chính vì vậy mà việc học của tôi lại khó gấp đôi người khác. Tôi dường như 💜phải bắt đầu lại từ đầu đối với tất cả mọi thứ. Tôi đã từng rất mệt mỏi, cũng đã từng rất tuyệt vọng. Nhưng màꦐ tôi tự nhủ, một chút, một chút nữa thôi. Chỉ cố gắng một chút nữa thôi là giấc mơ đã ở ngay trước mắt rồi. Tôi có thể đến Hàn Quốc, có thể bước trên con đường trở thành bác sĩ thẫm mỹ của mình.
Sau đó quả nhiên, nỗ lực cũng không quay lưng lại với tôi. Tôi đỗ. Ngày đó tôi rất vui, không chỉ vì cố gắng được đền đáp, mà còn bởi vì tôi có thể tự hào để nói những người từng chỉ trích, đán👍h giá tôi trước đây rằng họ đã sai rồi, họ đã sai khi đánh giá thấp niềm yêu thích đất Hàn của tôi.
Nhiều người 🍸kỳ lạ hỏi tôi, Hàn Quốc có gì mà thích đến thế? Nếu bỏ qua hết những mơ mộng con gái🤪, tôi còn thích Hàn Quốc hay không? Tôi nói, thích, vẫn rất thích.
Tôi thích nhất, hâm mộ nhất là sự nổ lực không ngừng nghĩ của con người Hàn Quốc. Tất cả mọi người đều không thể phủ nhận một điều, sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc sau chiến tranh chính là một điều khiến cả thế giới phải ngạc nhiên. Đứng dậy từ sau những năm tháng chiến tranh dài đằng đẵng, người Hàn Quốc không những có thể hàn gắn lại vết thương này mà còn có thể xây dựng nên một nền kinh tế phát triển vượt bậc, sau năm mươi năm đã trở thành một “con hổ của châu Á”. Đất nước này đã chọn xuất khẩu làm mũi nhọn, sau một thời gian, sản phẩm “made in Korea” có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới từ hàng điện tử, viễn thông, máy móc, phương tiện giao thông cho đến thời trang, mỹ phẩm. Nhà cao tầng, chung cư, nhà cửa được xây dựng ngay trên tro tàn của cℱhiến tranh.
Giáo dục luôn là ưu tiên 𒉰hàng đầuꦉ ở đây. Bằng chính quan niệm đó, người Hàn Quốc xây dựng một tượng đài vững chắc trong lòng rằng học tập là tiền đề, là bước quan trọng nhất trong mỗi con người. Người ta học tập và đầu tư nó bằng mọi giá, không chỉ là giáo dục kiến thức, mà còn là giáo dục suy nghĩ, ý thức. Sức cạnh tranh giữa mỗi người học sinh, sinh viên ở Hàn cũng cao hơn hẳn các nước khác. Với điều này, Hàn Quốc đã tạo nên một nhân tố vững chắc nhất cho sự phát triển của đất nước - người tài.
Người ta vẫn thường nói sự phát triển của Hàn Quốc là “Kỳ tích sông Hàn” nhưng tôi không cho là như vậy, đây vốn không thể gọi là kỳ tích. Giống như trong một bộ phim Hàn Quốc tôi xem đã có một câu rất hay thế này: “Kỳ tích là tên gọi khác của sự n☂ỗ lực”. Thành công hôm nay của đất nước này là thành quả do nỗ lực của cả một bộ máy nhà nước cho đến từng cá nhân người dân tạo nên. Đó là sự nỗ lực mà mỗi chúng ta đều nên học hỏi.
Ở Hàn Quốc, tôi còn thích cả sự tồn tại song song đáng ngạc nhiên của quá khứ và hiện tại. Một cung điện nằm trong nhưng toà nhà chọc trời, một khu làng cổ bên song song với những con đường sầm uất. Một bộ Hanbok vẫn luôn là tiêu điểm được mọi người khen ngợi ở giữa những bộ âu phục hiện đại đắt tiền, hào nhoáng. Mặc kệ thức ăn nhanh, món ăn dân gian truyền thống vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của người dân nơi đây. Hàn Quốc tuy hoà nhập nhưng mà không hoà tan. Thậm chí, người Hàn còn mang làn sóng văn hoá của mình đến quﷺảng bá các nước khác kể cả phương Tây, khiến người ngoại quốc dần dần cũng bị thu hút vào nó, biến làn sóng Hallyu dần dần trở thành quyền lực mềm của mình.
Hàn Quốc có một nền văn hಞoá đồ sộ nhưng nó thật sự trở thành gia tài là do sự duy trì và truyền bá nền văn hoá đó ra. Mỗi học sinh Hàn Quốc đều được dạy rất kỹ về văn hoá truyền thống. Hơn thế nữa, gia đình đối với người Hàn rất quan trọng. Lễ phép, kính bề trên đặc biệt được xem trọng ở đất nước này. Từ trước đến nay, thật 𓆉sự không còn nhiều nơi có thể lưu giữ được những điều này.
Lại nói, ấn tượng về Hàn Quốc đối với♏ tôi không thể không kể đến ngành y tế mà trong đó, mối quan tâm lớn nhất của tôi là ngành phẫu thuật thẩm mỹ. Hàn Quốc có thể xem là một trong những quốc gia đi đầu trong lãnh vực này với những phương tiện hiện đại, kỹ thuật tiên tiến bậc nhất. Bởi vì thích nên tôi rất hay tìm đọc hoặc xem các bài giới thiệu về thẩm mỹ của nước này. Có nhiều thủ thuật tưởng phức tạp nhưng hoá ra lại đơn giản đến bất ngờ, giống như một màn ảo thuật vậy.
Từ xưa đến nay, người châu Á luôn mang suy nghĩ cổ hữu hơn người phương Tây. Thay đổi gương mặt được xem như là một việc làm trái luân thường đạo lý. Nhưng sự phát triển thần kỳ của ngành này ở Hàn Quốc đã dần thay đổi cách nhìn nhận của mọi người. Đây trở thành một việc không hề xa lạ đối với người Hàn Quốc và giờ đây họ còn đang chuyển tại điều đó đến thế giới bên ngoài. Một chương trình “Let’s beauty” lên sóng đều khiến🍌 mọi người phải suy ngẫm. Một cuộc phẫu thuật thay đổi cả cuộ🍷c đời của một con người, chứng minh rằng khiến người ta đẹp hơn cũng chính là y học cứu người.
Những ngày tháng đầu tiên khi tôi lên mạng tìm hiểu về ngành giải phẫu thẩm mỹ mới mẻ, tôi đã cảm thấy nó giống như một màn ảo thuật tuyệt vời. Lần đầu tiên y khoa mở ra theo một hướng lạ lẫm và thú vị trong mắt tôi. Phẫu thuật thẩm mỹ ở nước mình còn là khái niệm xa lạ, có vài trung tâm thẩm mỹ mở ra nhưng không có nhiều bác sĩ thật sự được đào tạo bài bản về thẩm mỹ cả. Lúc đó tôi thật sự nghĩ rằng, tôi phải theo học nó, tôi thậm chí còn mang cả một suy nghĩ rất to lớn rằng, tôi phải thay đổi định kiến của người mình, bác sĩ không chỉ có thể cứu người, bác sĩ còn c♌ó thể thay đổi tương lai của một con người.
Tôi biết, hầu hết mọi người không ai hiểu được sự yêu thích dành cho đất nước Hàn Quốc của tôi. Họ cho rằng tôi vẫn chỉ đơn giản là một đứa trẻ ham chơi, mơ mộng về những hình ảnh, thần tượng hào nhoáng tဣrên truyền hình Hàn Quốc. Họ nói tôi ham chơi, họ chỉ trích tôi sống “ảo”. Tôi cũng lười phân bua, ước mơ của một người, kẻ ng💯oài cuộc mãi mãi không hiểu.
Thậm chí giờ đây khi bước chân vào trường y khoa, khi tôi nhận con đường đến với giấc mơ bá𒁏c sĩ thẫm mỹ thật sự khó khăn hơn nhiều so với tôi tưởng tượng, tôi cần lắm một lời động viên nh🎃ưng vẫn không có ai hiểu được giấc mơ này của tôi. Ngay cả ba mẹ tôi cũng bắt đầu hướng tôi trở lại để trở thành một bác sĩ bình thường, bạn bè bắt đầu gò điểm tính toán cho tương lai được giữ lại trường, giữ lại bệnh viện. Tôi vẫn mông lung, thời gian hai năm chỉ có mệt mỏi, chán nản và tuyệt vọng. Nhưng mà một tháng nay, khi đọc được cuộc thi này, khi một lần nữa ngẫm nghĩ, viết ra những gì mà tôi đã trải qua, tôi lại thấy mình sống lại những ngày còn hừng hực khí thế trở thành một bác sĩ thẩm mỹ, cái cảm giác mà thật lâu lắm rồi tôi vẫn chưa trải qua.
Đôi khi tôi cũng cảm thấy kỳ lạ khi mình có thể duy trì một niềm yêu thích lâu đến như vậy. Tôi thích đất Hàn mười mấy năm nhưng vẫn chưa một lần đặt chân lên đây. Người ta nói quá tam ba bận, tôi đã bốn lần lỡ hẹn với mảnh đất này. Thậm chí cả khi tất cả đều đã chuẩn bị xong xuôi, đến phút cuối cùng vẫn phải huỷ. Tôi vẫn chỉ có thể tự làm những món ăn Hàn Quốc để thỏa mãn sự tò mò về hương vị, cũng chỉ biết xem ảnh, đọc blog du lịch của mọi người để tìm cảm giác rằꦬng mình thật sự đặt chân đến nơi đây. Tôi cũng chỉ có thể ngồi xem những chương trình âm nhạc qua Youtube, để tìm cái cảm giác đứng dưới sân khấu và nghe thần tượng của mình hát, cảm giác của một người hâm mộ mà tôi hy vọng có thể trải qua một lần trong đời. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng, bốn lần không được thì bốn mươi lần, rồi cũng có ngày tôi tìm được chú thỏ dẫn đường đến xứ sở thần tiên của tôi.
Cuộc thi 'Hàn Quốc hành trình kỷ niệm' do Báo điện tử VnExpress phối hợp với Tổng cục Dua lịch Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức, bắt đầu từ ngày 1/7 đến 31/8. Độc giả gửi bài dự thi tại đây. |
Trần Nguyễn Nhật Khánh