Đinh Kiều Trinh hiện là thành viên chương trình nghiên cứu tiến sĩ của German Cancer Research Center (DKFZ), viện nghiên cứu ung thư lớn nhất Đức, ở thành phố Heidelberg. Năm 2021, Trinh giành học bổng toàn phần bốn năm trị giá 4 tỷ đồng của viện này, học song song tại Đại học Heidelberg. Đây là ngôi trường lâu đời ༺nhất nước Đức, xếp hạng 47 thế giới, theo THE 2024.
Ngoài giờ học ở trường, cô cùng các đồng nghiệp nghiên cứu về chức năng miễn dịch của Yes-Associate Protein (YAP) trong các thành phần vi môi trường khối u, đặc൩ biệt là trong tế bào ung thư, nguyên bào sợi và tế bào nội mô.
"Tôi không nghĩ mình đi được một chặng đường dài 𝔉như vậy. Tôi từng không thích Si♊nh học", Trinh, 29 tuổi, nói.
Thời phổ thông, Trinh chỉ tập trung học các môn khối A (Toán, Lý, Hóa) để thi vào ngành Kinh tế yêu thích. Sẵn có Toá💞n, Hóa, Trinh "thi đại" khối B, ngành Sinh học của trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, để dự phòng. Cuối cùng, cô trượt khối A và trúng khối B.
Đỗ đại học nhưng Trinh băn khoăn vì không có kiến thức về Sinh⛦ học. Cô kể năm đầu tiên "rất chán" vì chỉ học lý thuyết; điểm môn Toán, Lý, Hóa luôn cao, trong khi Sinh chỉ 5 hoặc 6.
"Tôi tính thi lạiꦏ ngành Kinh tế nhưng nghĩ phải ôn, lười nên t🏅hôi", Trinh chia sẻ.
Năm🅷 thứ hai được học thực hành, Trinh bắt🔯 đầu tò mò, thấy hay và xin vào phòng thí nghiệm của khoa để phụ việc. Lúc đầu, cô phụ các anh, chị rửa chai, lọ và nhìn họ làm thí nghiệm. Dần dần, Trinh cảm thấy thích nên cố gắng học tốt và chăm chỉ làm việc ở phòng thí nghiệm.
Sinh ra😼 trong gia đình đông con, từ nhỏ, Trinh chứng kiến bố mẹ vất vả làm nông, sửa xe đạp kiếm tiền cho các con ăn học. Muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó và báo hiếu cha mẹ, cô tự nhủ con đường duy nhất là học. Nghĩ ngành Sinh trong nước khó kiếm việc lương cao, Trinh tìm học bổng du học. Năm 2014, Trinh giành học bổng toàn phần ngành Kỹ thuật Y sinh của Đại học Quốc lập Thanh Hoa (Đài Loan).
Trinh cho biết học thạc s▨ĩ vừa phải đảm bảo việc học ở trường, vừa phải làm việc trong phòng 𝐆thí nghiệm. Để không bị quá tải, cô ôn lại bài ngay sau mỗi buổi học. Đến kỳ thi, cô thường thức học đến 2-3h. Nhờ chăm chỉ, Trinh đạt 96/100 điểm bài luận văn tốt nghiệp.
Trong hai năm học thạc sĩ, Trinh có 5 bài báo khoa học về thuốc điều trị ung thư gan đăng trên tạp chí Q1, trong đó có một bài là đồng tác giả chính. Bài báo xuất bản trên tạp chí ACS Applied Materials & Interfaces có chỉ số ảnh hưởng (IF) 10.3 nói về một loại nano tên NanoMnSor nhắm mục tiêu khối u, hạt nano đồng thời vận chuyển sorafenib✱ và MnO2 - tạo oxy. Điều trị với NanoMnSor dẫn đến giảm sự hình thành mạch máu, giảm khối u và di căn, cải thiện tình trạng sống sót của mô hình ung thư🌠 ở chuột.
NanoMnSor cũng lập trình lại miễn dịch trong vi môi trường khối u như làm tăng lượng tế bào T 👍gây độc (CD8+ T cells), làm tăng hiệu quả điều trị của liệu pháp miễn dịch anti PD-1.
Với thành tích nghiên cứu, kinh nghiệm tham dự hội thảo và điểm trung bình học tập (GPA) gần tuyệt đối 4.24/4.3, Trinh vượt qua vòng hồ sơ xin 🏅học bổng của DKFZ. Sau ba vòng phỏng vấn với Viện và bài thi của Đại👍 học Heidelberg, cô trở thành ứng viên duy nhất vào nhóm nghiên cứu của của tiến sĩ Michael Dill, bác sĩ cấp cao khoa tiêu hóa, nhiễm trùng, ngộ độc thuộc Bệnh viện Đại học Heidelberg.
Mặc dù vậy, khi sang Đức, Trinh vẫn sốc, gặp khó khăn vì phải làm quen với các kỹ thuật nghiên cứu tối tân trong phòng thí nghiệm⛄. Ở Đài Loan, cô chỉ nuôi tế bào mọc trên bề mặt đĩa, với không gian hai chi🐷ều (2D), trong khi ở Đức dùng kỹ thuật nuôi 3D giữ những đặc tính về cấu trúc và chức năng vốn có.
"Nuôi 3D khó hơn rất nhiều nên tôi phải tự t♔ìm hiểu, sai thì làm lại", Trᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚinh nói.
Trin𒀰h là nghiên cứu sinh tiến sĩ đầu tiên của thầy hướng dẫn tại Viện nên thời gian đầu, cô áp lực tr෴ước sự kỳ vọng của thầy. Sau khoảng nửa năm, cô mới quen với môi trường nghiên cứu và bắt nhịp được với văn hóa ở đây.
Trinh cho hay ở Đức, cứ nửa năm đến một năm, các ngh🥀iên cứu sinh phải trình bày đề tài trước hội đồng. Đề tài nghiên cứu của Trinh về chức năng của một loại protein trong tế bào fibroblast ảnh hưởng đến môi trường khối u. Ở lần trình bày thứ hai, bài báo cáo được hội đồng tư vấn luận văn đánh giá "rất logic, các hình ảnh biểu đồ chuyên nghiệp".
Trong phần nhận xét, tiến sĩ Michael Dill cùng ba giáo sư trong hội đồng viết: "Bài thuyết trình rõ ràng. Quá trình nghiên cứu thấy được tiến bộ rõ rệt, rất có tiềm năng và có nhiều kết quả triển vọng hơn. Có tinh thần sẵn sàng tiếp thu cái mới và ♉học hỏi".
Trinh nói Sinh học đ🃏ến với cô như một cơ duyܫên và trên hành trình khám phá nó, cô may mắn gặp được các thầy cô hướng dẫn tận tâm. Khi đạt một số thành công trong sự nghiệp, Trinh quay lại giúp đỡ các sinh viên Việt Nam tìm học bổng du học.
"Có nhiều con đường để có những trải nghiệm cuộc sống tốt hơn nhưng với tôi, con đường học là 🔯ngắn nhất. Hãy nỗ lực tích lũy kinh nghiệm trong phòng thí nghiệm, có bài báo đăng tạp chí khoa học và dự nhiều hội thảo để tăng lợi thế xin học bổng", Trinh nói.
Cô dự định sẽ đi Mỹ làm sau tiến sĩ sau khi tốt nghiệp ở Đức, thử sức ở những ngôi trường nổi tiếng như 💎Harvard. Mục tiêu của Trinh là trở thành giáo sư, theo đuổi con đường giảng dạy và nghiên cứu sau này.
Bình Minh