Sau khi uố🦋ng thuốc, cô gái nôn suốt hai ngày, triệu chứng vàng da, vàng mắt tăng dần, mệt mỏi, ăn uống kém. Bác sĩ khám phát hiện bệnh nhân có men gan tăng cao. Cô không điều trị, về nhà tự uống thuốc.
Bệnh tình ngày càng chuyển biến nặng, bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương ở Phú Thọ. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy gan tác dụng do ngộ độc paracetamol. Bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ giải độc. Hiện, tình trạng sức khỏe bệnh෴ nhân đã ổn định, men gạn hạ thấp về mức anꦐ toàn, ăn uống tốt, giảm vàng da, vàng mắt.
Bác sĩ Lương Minh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, paracetamol là thuốc hạ sốt, giảm đau được sử dụng phổ biến, có thể mua mà không cần toa của thầy thuốc. Hiện trên thị trường có hàng trăm loại t💦huốc chứa hoạt ch💮ất này hoặc phối hợp thêm một hoặc vài dược chất khác.
Paracet💝amol có nhiều dạng bào chế gồm viên nén thường, nén bao phim, nén nhai, viên sủi, thuốc bột, cốm, siro... Hàm lượng thuốc khác nhau, từ 80 mg, 150 mg, 250 mg đến 500 mg. Nếu ꦡkhông để ý hàm lượng paracetamol, người dùng rất dễ xảy ra tình trạng ngộ độc.
Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh khi dùng thuốc phải tuân thủ liều lượng. Trẻ em dưới 12 tuổi, liều uống paracetamol được khuyến cáo 10-15 mg trên một kg trọng lượng hoặc đặt hậu môn mỗi 4-6 giờ, tối đa không vượt quá năm lần dùng mỗi ngày. Trẻ em dưới hai tuổi hoặc cân nặng dưới 11 kg dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Với người lớn, liều khuyến cáo 60-80 mg cho một kg mỗi ngày và không được quá 4 g một ngày.
Khi bị ngộ độc, người bệnh có các biểu hiện chán ăn, buồn nôn, vã mồ hôi, khó chịu,ꦏ có thể đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt. Nặng, bệnh nhân có thể tử vong do suy đa tạng (thận, gan). Khi có triệu chứng trên, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Lê Quyên