Sáng 21/10, Nguyễn Thị Yến, 25 tuổi, ở Bắc Giang lên mạng xã hội bán đấu giá chiếc balo được làm từ quần bò cũ. Số tiền bán đấu giá sẽ được dùng để ủng hộ đồng bào miền trung đang bị thiên tai. Đây là một trong hàng nghìn chiếꦡc balo mà Yến đã làm, biến giấc mơ tuổi 17 thành hiện thực.
Từ khi còn học cấp 3, Yến thể hꦑiện sự say mê đặc biệt với những món đồ thủ công. Cô gái có thể mày mò làm hoa, thiệp đến quên ăn, quên ngủ. Nhưng ở quê không sẵn có nhiều nguyên liệu, cô quyết tâm thi đỗ đại học để được ra Hà🐷 Nội thỏa sức vẫy vùng.
Lên thủ đô, cô sinh viên choáng ngợp bởi nhiều kiểu, nhiều loại đồ dùng handmade. Một lần đến cửa hàng bán nguyên liệu làm túi xách, thấy có hướng dẫn cách làm, Yến ngạc nhiên vì không nghĩ túi xách có thể tự may được. Từ đó, cô 🦄đến đây nhờ thợ hướng dẫn cách làm túi xách handmade và mày mò tự học. Chưa biết may nên chiếc túi đầu tiên, Yến khâu tay hoàn toàn. "Tôi mất một ngày để hoàn thiện và đó là chiếc túi không theo bất kỳ khuô🐲n mẫu nào hết", Yến nói.
Năm đó, được anh trai tặng một chiếc máy may Nhật, Yến chính thức bước chân vào làm nghề. Ban đầu, không biết may cộng với việc không biết sửa những lỗi trục trặc cơ bản của máy, nhiều lần cô sinh viên "ức đến phát kh⛎óc". Nhưng khi đã quen tay, nghề may túi xách đã mang lại thu nhập cho Yến suốt thời sinh viên.
Tốt nghiệp đại học, Yến thuê mặt bằng mở xưởng tại TP Bắc Ninh. Nhưng những chiếc túi cắt may từ vải có sẵn vẫn na ná giống nhau làm Yến không hài lòng. Cô thử xoay sang các loại hình handmade khác từ sỏi, đồ decor... đồng thời, may túi bằng bao tải, vải bạt. Có điều, túi xách vải bạt, ba𒁃o tải không bền, làm handmade từ sỏi, đồ decor vẫn dập khuôn theo lối mòn làm cô gái chán nản. "Tôi muốn tạo một thương hiệu riêng mà khi nhắc đến sản phẩm, người ta nghĩ ngay đến mình", cô nói.
Một lần, nhìn thấy những chiếc quần bò cũ xếp trong góc tủ, Yến nghĩ đến việc tận dụng làm nguyên liệu may túi. Cô lên mạng tìm hiểu và biết nhiều thợ nước ngoài đã cho ra những sản phẩm rất độc đáo từ vải j🐟ean. "Nguyên liệu thì dễ kiếm, độ bền cao, cá tính và giải cứu được rác thải thời trang. Từ những lý do đó mà mình quyết định thử sức ở loại hình này", cô nói.
Thay vì ở lại thành phố,ꦰ năm ngoái, cô quyết định trả cửa hàng để về quê mở xưởng may, hoàn thiện giấc mơ năm 17 tuổi. Bố mẹ Yến chặt bỏ một góc vườn bạch đàn, dành♒ 300 m2 để con gái mở xưởng.
Ngôi nhà cấp bốn - xưởng may được xây lên dưới sự giúp sức của rất nhiều người thânꦡ. Đó là những ngày nắng nhất của mùa hè, lần đầu Yến biết đến giọt mồ hôi cay xè khoé mắt, đôi bàn tay đầy rẫy những vết chai. Cô bật dậy thật sớm để làm việc cho đỡ nắng. Để tiết kiệm chi phí tối đa, Yến và bố mẹ tự sơn nhà, tự làm đường đi, làm vườn. Khác với xưởng may chỉ máy móc và bụi vải, Yến tạo những góc decor xinh xắn từ sản phẩm tái chế. Bàn tiếp khách làm từ lốp xe ô tô cũ, ghế ngồi từ pallet, đệm ngồi cũng được may từ quần jean cũ.
"Mình được làm công việc yêu thíchꦰ, sống chậm hơn, hoà mình với thiên nhiên hoa lá. Cái mình nhận được nhiều nhất đó chính là tự do và được sống thật với mình - điều này không phải ai cũng có cơ hội thực hiện", cô♍ nói.
Bố mẹ sau nhiều năm lo lắng cho tương lai con gái giờ đã hiểu và ủng hộ Yến nhiều hơn. Thay vi vứt quần áo jean cũ thì bạn bè, người quen đã gửi t💖ặng cô. Thậm chí có nhiều người bạn đã giúp Yến kêu gọi ủng hộ đồ cũ.
Bấm để xem thêm các sản phẩm từ quần bỏ cũ của Yến:
Phạm Nga