Được mệnh danh là "người phụ nữ với cây đèn", Florence Nightingale được coi là người đặt nền móng cho ngành điềuಞ dưỡng hiện đại. Bà sinh ngày 12/5/1820 trong một gia đình tri thức giàu có Anh. Từ nhỏ, bà cùng chị gái học tập xuất sắc𒁏 và được bố mẹ kỳ vọng cao ở tương lai, nhất là về hôn nhân và địa vị trong xã hội.
Lớn lên, Florence khát khao được làm điều dưỡng hay như bà gọi là "công việc của Chúa". Thế nhưng, hàng loạt vấn đề xảy ra từ nửa sau thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19 khiến ngành y mang tiếng xấu. Bệnh viện không đượ🅰c coi là nơi của sự sống mà là chỗ của cái chết. Các điều dưỡng viên phải làm việc trong môi trường kém vệ sinh, mất trật tự và không thiếu những hành vi vô đạo đức.
Vì thế, gia đình Nightingale ra sức ngăn cản con đường sự nghiệp của con gái. Tuy nhiên, Florence vẫn kiên tr🌞ì theo đuổi ngành y. Năm 1846, chính trị gia - nhà thơ Richard Monckton Milnes có ý muốn kết hôn nhưng Florence khước từ với lý do là lấy chồng sẽ làm xao lãng công tác y tế bà muốn thực hiện.
Năm 1851, Florence tham gia kh🌳óa đào tạo và trở thành điều dưỡng tại Bệnh viện Theodore Fliedner, một trong những cơ sở đầu tiên đào tạo điều dưỡng theo tiêu chuẩn Công giáo. Hai năm sau, bà tới Học viện Sisters of Mercy (Pháp).
Những đóng góp lớn nhất cho ngành y của Florence Nightingale là vào thời kỳ chiến tranh Crimea (1854 - 1856). Ngày 21/10/1854, Florence cùng 38 nữ điều dưỡng do chính bà đào tạo được gửi 🌊đến Scutari (nay là Üsküdar thuộc Is🐈tanbul, Thổ Nhĩ Kỳ), nơi quân Anh đóng trại.
Nhóm điều dưỡng phát hiện thương binh Anh tại bệnh viện Scutari không được chăm sóc cẩn thận. Nhân viên y tế kiệt sức, thuốc ﷽thang thiếu thốn, dụng cụ dơ bẩn khiến những người lính bị nhiễm trùng nặng, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, không có hệ thống nấu và phát𒈔 thức ăn cho bệnh nhân.
Florence cùng các điều dưỡng chủ động tham gia khám chữa bệnh. Họ đảm bảo vệ sinh cho mọi khâu, thayജ nhau chùi rửa bệnh viện và dụng cụ y tế, hướng dẫn mọi người rửa tay và làm sạch cơ thể.
Florence gửi thư đến tờ The Times, đề nghị chính phủ tìm ra giải pháp cứu giúp binh lính, nhờ đó cho ra đời Bệnh viện Quân sự Renkioi. Một nhóm chuyên gia cũng được cử sang thông hệ thống ống cống và thoáng khí. Ngoài ra, Florence hỗ trợ tinh thần thương binh bằng các🎀h thường xuyên hỏi thăm và nhận viết thư tay gửi về gia đình họ.
Chỉ trong sáu tháng, tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân tại Scutari giảm từ 40% còn 2%, Florence trở thành nữ anh hùng ไtrong lòng binh sĩ. Họ hay gọi bà là "người phụ nữ và ngọn đèn" vì Florence thường xuyên một mình cầm chiếc đèn cầy đi trong đêm, kiểm tra sức khỏe từng người lính.
Henry Longfellow viết bài thơ Santa ဣFi𓆉lomena về Florence:
Kìa! trong giờ phút đớn đau
Tôi thấy Cô đến với cây đèn
Lướt qua những bóng mờ bi đát,
Thấp thoáng từ phòng này sang phòng khác.
Sau cuộc chiến, dù mắc nhiều bệnh, Florence vẫn tiếp tục cốngඣ hiến cho Hoà💝ng gia Anh. Bà đưa ra các phương pháp cải thiện điều kiện vệ sinh ở bệnh viện và giới thiệu nhà vệ sinh đến tầng lớp lao động.
Năm 1859, dựa trên những kiến thức được học và kinh nghiệm trong Chiến tranh Crimea, Florence viết cuốn sách "Ghi chú khi làm điều dưỡng". Theo bà, thành công của một điều dưỡng và ꦕsự hài lòng của bệnh nhân bắt nguồn từ những yếu tố nhỏ nhặt nhất như tiêu chuẩn vệ sinh, không khí sạch sẽ, ánh sáng phù hợp, chế độ ăn uống phù hợp, không gian yên tĩnh, chăm sóc chu đáo. Cuốn sách của Florence được xếp vào hàng kinh điển và đến nay vẫn được tái bản.
Florence Nightingale đã cống hiến cả đời cho nghề y và đưa ngành điều dưỡng lên tầm cao mới. Ngày 3/8/1910, bà trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 90. Để tri ân công lao của Floreᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚnce, người ta lấy ngày sin🅰h bà làm Ngày Quốc tế Điều dưỡng.
Đăng Như (Theo Library)