Hoàng Nhung hiện là sinh viên năm 3 khoa Quản lý du lịch, ĐH Văn hóa Hà Nội. Cô có phong cách trình diễn đa dạng: rất tự tin ở phần thi Ứng xử, khỏe khoắn trong phần thi Trang phục thể thao, duyên dáng trong Trang phục dạ hội và đặc biệt gây ấn tượng với chiếc áo dài và cây đàn tính của dân tộc Tày trong phần thi Trình diễn trang phục truyền thống. Đây cũng là các phần t♋hi chính ở vòng chung kết.
Hoa hậu các dân tộc Việt Nam Nguyễn Thị Hoàng Nhung trong phút đăng quang bên nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (trái) và bà Đoàn Thị Kim Hồng. Ảnh: Quỳnh Trang. |
Nói về nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc mình trong phần thi ứng xử, Hoàng Nhung thể hiện rành mạch: "Dân tộc Tày có rất nhiều văn hóa đặc sắc, phong phú như: hát then, đàn tính... và lễ hội Lồng Tồng. Hội Lồng Tồng là ngày để các nam thanh nữ tú giao duyên với nhau và cũng là một dịp để mọi người cầu mong một năm mưa thuận gió hòa". Kết thúc🌼 phần thi, người đẹp này đọc truyền cảm hai câu thơ "Áo em thêu sợi chỉ hồng. Mùa xuân the💯o hội Lồng Tồng thêm vui". Hoa hậu này nhận thưởng 100 triệu đồng và một suất học bổng của ĐH Cambridge Singapore, trị giá 7.000 USD.
Danh hiệu Á hậu 1♎ cuộc thi thuộc về Trương Thị May, dân tộc Khmer, và Á hậu 2 là H'Rô Ni Buôn Ya, dân tộc Êđê.
Á hậu 1 Trương Thị May, dân tộc Khmer, An Giang với nét đẹp mặn mà. Ảnh: Quỳnh Trang. |
Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam "bội thu" các danh hiệu và giải thưởng dành cho người đẹp. Ngoài 3 danh hiệu chính, Ban giám khảo trao thêm 4 danh hiệu: Hoa hậu thân thiện cho Lâm Bảo Trân, dân tộc Hoa; Hoa hậu du lịch là Trần Thị Kim Hoa, dân tộc Kinh; Hoa hậu tài năng là Hoàng Thu Thảo, dân tộc Nùng; Hoa hậu miền sơn cước là Kra Jan Jut Jui, dân tộc K’ho.
Ban giám khảo còn trao 10 giải thưởng mang tên các loài hoa, gồm: Người đẹp phong lan (chụp ảnh đẹp nhất): Siu Ngơi, dân tộc Jarai. Người đẹp hoa sen (khuôn mặt khả ái nhất): Vương Thị Hoa, dân tộc La Chí. Người đẹp hoa tulip (làn da đẹp nhất): Lò Thị Hà, dân tộc Thái. Người đẹp hoa đào (phong cách trình diễn hay nhất): Phạm Thị Thanh Phương, dân tộc Cha Lo. Người đẹp hoa mimosa (nụ cười đẹp nhất): Bùi Thanhꦜ Hương, dân tộc Mường.
Người đẹp hoa hồng (thân hình đẹp nhất): Mai Hải Anh, dân tộc Kinh. Người đẹp hoa hướng dương (góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc): Thông Qua Thị May, dân tộc Chăm. Người đẹp hoa mai (trang phục ấn tượng nhất): Sương Thị Ngọc Thủy, dân tộc Khmer. Người đẹp hoa cẩm chướng (đôi mắt đẹp nhất): H'Duyên Niê, dân tộc Êđê. Người đẹp hoa cúc (năng động nhất): Trịnh Thị Hương, dân tộc Dao.
Nguyễn Thị Hoàng Nhung trên sân golf tại Đà Lạt. Ảnh: Minh Quang. |
Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức, là một trong các hoạt động của Festival Hoa Đà Lạt năm 2007. Khởi động cách đây 6 tháng, cuộc thi thu hút 1ꦉ.500 thí sinh, thuộc 35 dân tộc toàn lãnh thổ Việt Nam tham๊ dự.
Trước khi bước vào đêm thi chung kết, 47 người đẹp đã tham gia nhiều phần thi khác tại thành phố hoa: cưỡi ngựa, đua xe đạp, nấu ăn, ✤dệt vải, thêu thùa, bắn cung, thi áo tắm...
Tại đêm trao giải, Ban tổ chức cuộc thi trao tặng 300 triệu đồng cho Quỹ khuyến học và Ủy ban Dân số - Gia đình - ♚Trẻ em tỉnh Lâm Đồng. Đây là số tiền thu được từ hoạt động từ thiện của các ngườꦍi đẹp trong cuộc thi.
Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam cũng là sự kiện bế mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2007. Lễ hội này đ♌ã đón 100.0ꩵ00 lượt khách tham quan. Trước đó, ngày 20/12, trong một cuộc họp báo đột xuất tại Đà Lạt, ông Huỳnh Đức Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã nhận khuyết điểm về những sự cố và công tác tổ chức kém các hoạt động trong khuôn ▨khổ Festival năm naܫy. |
Thoại Hà