Sáng đầu tuần, một nhóm khách Tây cầm chiếc smartphone trên tay, chỉ trỏ nhau đến một địa chỉ trên đường Lê Văn Tám, thị trấn Sa Pa. Căn nhà nàyꦆ đặc biệt ở chỗ gần như tất cả nhân viên đều là người dân tộc vùng cao, khách Tây ra vào tấp nập và tiếng Anh là ngôn ngữ chung.
Xen lẫn giữa đám đông ở ⛎sảnh khách sạn, một cô gái có vẻ nꦓgoài bình thường, đeo đôi hoa tai bạc của đồng bào Mông đang nói chuyện với một du khách nước ngoài mới đến Việt Nam. Đó là Tẩn Thị Shu, cô gái từng được mời đến Anh, Mỹ, Australia và một loạt nước châu Á để chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch của bản thân.
Tạp chí Forbes năm 2016 đã xướng tên Tẩn Thị Shu, cô gái Mông trong danh sách 30 người dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất Việt Nam. Sau hai năm, cô gái Mông ấy vẫn miệt mài theo đuổi đam mê làm du lịch của mình ở Sa Pa với🅠 l🤪ối tư duy khác hẳn số đông.
Tẩn Thị Shu si🍷nh năm 1986 trong một gia đình nghèo tại bản Lao Chải, thị trấn Sa Pa. Cả nhà Shu hồi đó ngày chỉ đủ ăn một bữa. 12 tuổi Shu đã bán vải dệt thổ cẩm tại bản. Một năm sau, Shu theo chân bạn bè đồng trang lứa lên thị trấn Sa Pa bán hàng rong. Con đường đất đã kịp phủ bụi lên khắp tay chân và quần áo của em bé Mông trên quãng đường từ bản lên thị trấn.
Trong đầu cô bé ấy cũng thườn🃏g trực những suy nghĩ tủi thân không lời giải đáp: “Tại sao bố mẹ mình lại khó khăn, tại sao mình lại khác mọi người, tại sao mình không được đi học và có cơ hội như người khác, đi đâu cũng thấy người khác hơn mình...”. Tẩn Thị Shu nhớ lại lần một nhóm trẻ con lên Sa Pa du lịch bàn tán nhau về bộ dạng lùn, xấu của cô bé bán hàng rong càng khiến bản thân buồn bã hơn.
Những suy nghĩ ấy bám đuổi Shu đến tận khi lên 20, thời điểm chị chấp nhận bản thân mình nghèo khó, không được đi học. Sự chấp nhận ấy, theo chị không phải để buông xuôi, mà để tạo động lực cố gắng. Shu bắt đầu việc học tiếng Anh bằng 💯cách giao tiếp với khách Tây những câu đơn giản như “xin chào”, “chúc bạn một chuyến đi tour vui vẻ”.
Sau đó chị làm những công việc không tên ở các nhà hàng trong thị trấn để học🏅 giao tꦯiếp tiếng Anh. “Hồi đó mình không quan trọng một ngày phải cố kiếm được bao nhiêu tiền, mà quan trọng học được những gì”.
Nhờ sự ham học hỏi, Tẩn Thị Shu đã có ý tưởng đầu tiên về dự án Sapa O'chau với mong muốn dùng du lịch để hỗ trợ cộng đồng của chính mình. Nh𝔍ưng chỉ sau những cuộc trò chuyện với các vị kh⭕ách phương xa, chị mới có quyết tâm thực hiện.
“Có một hôm mình nói về ước mơ của mình với 4 người bạn Australia. Họ không có tiền cho mình nhưng họ cho mình động lực để mình thực h♏iện ước mơ. Từ đó mình nghĩ về mọi thứ rồi đặt câu🌳 hỏi: Nếu mình không làm thì ai làm?”.
Và lời thổ lộ ước mơ năm 2007 ấy chính là sự khởi nguồn cho dự án Sapa O'chau. O'chau trong tiếng Mông nghĩa là “cảm ơn”, tức cảm ơn Sa Pa, mảnh đất đã sinh ra Shu và đem đến những vị khách du lịch. Bởi với Shu, chị không thể quên những 🎐ngày tháng bán hàng rong trên thị trấn, tay chân bẩn thỉu nhưng những vị khách đã cho chị vào khách sạn để tắm, mời ăn tại nhà hàng. Một bữa ăn trong nhà hàng đối với cô bé Mông bán hàng rong thực là điều kh🔴ông tưởng lúc ấy.
Dự án khởi đầu năm 2009 bằng việc mở homestay đầu tiên của người Mông ở xã Lao Chải, Sa Pa. Sau đó, chị Shu chính thức thành lập công ty năm 2013 và mở rộng 🐎kinh doanh các loại hình du lịch khác như cà phê, tour và khách sạn. Đến nay, công ty của cô gái Mông có hơn 50 nhân viên, có cả chi nhánh tại phố Hàng Muối, Hà Nội🌜 và mỗi năm hỗ trợ khoảng 100 em đi học, đi làm.
Tạo công ăn việc làm, cơ hội học tập cho trẻ em người Mông, Dao bản địa là một trong những mục tiêu xuyên suốt của Sapa O'chau từ khi hình thành đến nay. Đây cũng là điều tạo nên sự khác biệt cho cô gái Mông được tạp chí Forbes vinh danh.
“Mìn🌌h dạy cả những em bán hàng rong, những em mà mọi người thấy chạy theo chèo kéo khách đấy. Họ làm v✤ậy vì không biết cách nào khác, vì cơm áo gạo tiền thôi. Những em ấy tham gia vào lớp học của mình thì sau này cũng không làm công việc ấy nữa. Họ đã vào làm hướng dẫn viên, mở shop, đi học tiếp ở Hà Nội... Mình mang đến cho họ một cơ hội và mình nhìn thấy tương lai họ trở nên rộng lớn thế nào”, Shu nói.
Tuy nhiên không phải ai cũng được nhận vào những lớp học🎃. Điều kiện tiên quyết để được nhận, theo chị Shu, là các em phải có ước mơ của riêng mình. Những yếu tố 🐭sau đó là các em mồ côi không có cơ hội đi học, cơ hội việc làm; hộ nghèo; có ước mơ mà bố mẹ không trân trọng và ủng hộ; các bạn tỉnh khác muốn làm người tiên phong ở Sa Pa.
Tại đây, các em nhỏ không chỉ được dạy văn hoá mà còn cả tiếng Anh miễn phí. Bằng cách liên kết với những tìn🤡h nguyện viên nước ngoài, vốn là du khách đến Sa Pa, chị Shu đã mang đến vốn kiến thức thực tiễn cho chính những người làm du lịch tương lai và cả tr🍸ải nghiệm quý báu cho du khách.
Boyd Adams (Australia), giáo viên tiếng Anh tại một lớp học Sapa O’chau tổ chức không giấu nổi sự hào hứng, nói: “Tôi đã làm tình nguyện 𒀰7 năm nay, dạy học tiếng Anh cho trẻ em các nước Đông Nam Á. Bạn nhìn thấy lớp học vui nhộn này đấy, tôi thật sự rất yêu những người ở đây”.
Ý tưởng kết nối này bắt nguồn từ ấn tượng sâu đậm của chị Shu với đôi vợ chồng người Hà Lan đến thăm bản Lao Chải những năm trước 2000, thời chị còn rất nhỏ. Đôi vợ chồng đáng lẽ chỉ ở Sa Pa 𓂃hai ngày, nhưng kế hoạch của họ kéo dài đến một tuần vì quá yêu những con người nơi đây. Họ mả💜i miết tìm hiểu cuộc sống của đồng bào dân tộc, giúp đỡ những người dân địa phương. Đến khi ra về là những giọt nước mắt đầy cảm động từ cả người ở và người đi.
Chị Tẩn Thị Shu cho biết mình không đồng tình với quan điểm mà dân du lịch thường lan truyền trên mạng: “Không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại ꦑgì ngoài những dấu chân”. Bởi nhờ những người bạn nước ngoài để lại nhiều hơn những dấu chân, mới có câu chuyện về cô gái người Mông làm du lịch như ngày nay.
Đó là những người khách mời cô bé bán hàng rong🔯 ngày nào một bữa thịnh soạn, những n🥂gười bạn Australia ủng hộ ước mơ đang nhen nhóm của Tẩn Thị Shu trong một căn bếp, hay những tình nguyện viên quốc tế dành nhiều năm để dạy tiếng Anh cho lũ trẻ ở một thị trấn trong sương.
Sau gần 20 năm, Sa Pa vẫn còn đó những đứa trẻ chỉ biết lang thang bán hàng rong để kiếm sống. Bởi thế, khi chứng kiến sự phát t𓆉riển chóng mặt của thị trấn, đặc biệt là 5ಌ năm qua, Tẩn Thị Shu vừa mừng vừa lo. Chị mừng vì quê hương phát triển nhưng lo người dân không theo kịp sự phát triển này.
“Có nhiều người đã hụt hơi đằng sau. Có người đã bán hết đất, không biết họ sẽ tiếp tục sống thế nào, con cháu họ sẽ sống sao khi họ chỉ biết làm nương rẫy”, Shu bănও khoăn. Chị nhận thấy nguồn nhân lực ở Sa Pa đang rất thiếu, các doanh nghiệp phải thuê người dưới xuôi lên khiến thay đổi về văn hoá diễn ra mạnh mẽ.
Do đó, để phát triển du lịch bền vững, điều đầu tiên Shu muốn là đào tạo con người để họ nhận biết cái đẹp của mình. Theo chị, chúng ta nhìn mảnh đất mình sinh ra và lớn lên hàng ngày nên thấy mọi thứ thật bình thường. “Nhưng꧟ để làm du lịch, bạn cần nhận ra mình có cái gì đẹp hơn người khác. Bạn phải là người đứng ở giữa, gợi lên trong du khách cảm giác thèm muốn một lần đặt chân đến đây”.
Lấy ví dụ thung lũng Mường Hoa, nơi chị sinh ra, Shu cho rằng mỗi mùa nơi đây lại thay một lớp áo khác. Người dân sống quen không để ý nhưng người nước ngoài lại rất ấn tượng. Tuy nhiên, điều quan trọng là người làm du lịch phải biết nói về nó thế nào. “Trên con đường đó mình phải đủ trình độ nói chuyện với họ, có khiếu hài hước và kể được những câu chuyện văn hoá”, Shu nhấ♌n mạnh vai trò của chính con người Sa Pa.
Nét đẹp đó còn đến ꦦtừ những thứ đơn giản 🍸nhất, như nhà cửa, nhạc cụ dân gian hay văn hoá. Chỉ tính riêng 6 dân tộc anh em cùng sinh sống ở đây đã là một kho tàng văn hoá dân gian để tham quan, tìm hiểu. Theo Shu, những nét đẹp đó chính là điều khiến khách du lịch quay lại.
Tꦡừng đi nhiều hội thảo về du lịch bền vững ở Mỹ, Anh, Australia, Philippines, Lào, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Shu muốn những cô cậu bé ở quê hương có ước mơ lớn. “Nếu có ước mơ 5 năm không là gì, 10 năm cũng không là gì cả”, Shu tâm niệm.
“Quy hoạch nên có một sự 💎tổng thể lâu dài 30-50 năm không thể phá vỡ và mọi người làm theo. Thà 10 phòng nhỏ nhưng đẹp và đông khách hàng ngày còn hơn cả vài trăm phòꦫng nhưng chỉ có khách vào cuối tuần”. Theo chị, Sa Pa nên phát triển thêm homestay để trải nghiệm văn hoá địa phương, trân trọng hơn những giá trị riêng của mỗi dân tộc.
Nhân lực ngành du lịch và Nâng cao năng lực quản lý điểm đến - Giải pháp cho phát triển du lịch bền vững là hai trong số 9 nội dung được thảo luận tại Diễn đàn Cấp caoꦅ Du lịch Việt Nam, thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 (Vietnam Economic Forum – ViEF) dự kiến diễn ra vào đầu tháng 12 tại Hà Nội.
Diễn đàn là sự kiện gặp gỡ, đối thoại và hội đàm cấp quốc gia lần đầu tiên của ngành du lịch; là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước nắm bắt toàn diện hơn các cơ chế, chiến lược, tiềm năng quốc gia cũng như những vấn đề còn tồn tại, thách thức cho sự phát triển của du lịch Việt Nam. Chương trình do Ban Nghiên cứu Phát triển kiᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚnh tế tư nhân (Ban IV) phối hợp cùng VnExpress và Hội đồng tư vấn du lịch TAB tổ chức.
Theo dõi chương trình và đăng ký tham dự tại: //vief.168betvisa-slots.com/
Kiều Dương