Ba ngày mà xoay vòng c🌄ả một số phận. Khi ấy là tháng 9/2019, chị Đinh Thị Tuyết Trinh, 28 tuổi, biết mình bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho B - ung thư máu cấp.
Bác sĩ tư vấn bệnh của Trinh nếu không chữa, tiên lượng sống chỉ 4 tháng. Nếu chọn điều trị, chi phí ít nhất ♕vài tỷ đồng. Tuy nhiên, bệnh nhân có đáp ứng thuốc và kéo dài được sự sống hay không, bác sĩ không dám hứa.
Trinh sốc, ôm chồng khóc mấy tiếng đồng hồ ở hành lang bệnh viện. Công việc đang trên đà thăng tiến, hai vợ chồng đã sẵn sàng có em bé, Trinh không chấp nhận để cuộc sống trôi tuột qua lãꦺn🥂g xẹt như thế.
"Tô𓆏i không muốn chết. Tôi còn quá trẻ, tôi còn người chồng tuyệt vời muốn chung sống☂ suốt đời, còn cha mẹ, hai em gái. Tôi không thể buông xuôi", Trinh nói.
Khát khao sống mãnh liệt đã vực Trinh dậy. Chị xin nghỉ việc marketing lương cao, ổn định, để tập trung chiến đấu với ung thư. Trước khi vào Bệnh viện Huyết học và Truyền máu TP HCM hóa trị, Trinh luôn tin mình sẽ khỏi. Chị động viênꦓ bố mẹ: "Bệnh của con chữa được, đừng lo".
Trinh bảo chị tin tưở🤡ng hoàn toàn vào phác đồ điều trị của bác sĩ. Tình yêu thương, động viên của gia đình cũng giúp chị mạnh mẽ hơn.
Trinh chủ động tìm đọc các tài liệu y khoa và hỏi thông tin từ những người bạn bác sĩ về bệnh tình. Chị biết các giai đoạn♒ hóa trị tác động như thế nào đến cơ thể, từ đó chuẩn bị tinh thần để không hoang mang nếu sốc thuốc, hay suy kiệt.
Chị hiểu bệnh mình nan y, không khỏi hoàn toàn và phải chung sống suốt đời. Thậm chí, chị sẽ phải đối mặt với cái chết bất cứ 𝔍lúc nào.
"Nhưng tôi chỉ có một ཧcon đường là chiến đấu. Vì thế tôi sẵn sàng đón nhận mọi kết quả", người phụ nữ chiaﷺ sẻ.
Phác đồ của Trinh trong 9 tháng gồm 5 đợt hóa trị, mỗi đợt dài 45 ngày. Vòng đau đớn từ ngấm hóa chất, suy nhược, sốt, ói, truyền kháng sinh, hồi phục... lập đi lập lại khiến chị bận đến mức chẳng còn thời gian ngh🎃ĩ đến chuyện tiêu cực. Thay vì than thở, Trinh cười nhiều, pha trò, rủ cả phòng bệnh cùng hát karaoke, xem ph♌im, cổ vũ bóng đá. Không khí bệnh tật vì thế đôi khi cũng biến mất đi.
Bên cạnh đó, Trinh thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, luôn ngủ trước 22h để cơ thể phục hồi, dậy sớm để thiền, tập vẩy tay. Vì hệ miễn dịch yếu ớt như một em bé sinh non, Trinh tuyệt đối ăn chín, uống nước sôi để nguội.🀅 Thói quen ăn hàng quán hay la cà khắp nơi cũng từ bỏ.
Ở Khoa Ghép tế bào Viện Huyết học và Truyền máu TP HCM, Trinh là một trong những bệnh nhân nặng, nhưng là người 🔜lạc quan nhất "nhà". Lê Minh Thiện, người bạn thân đồng bệnh với Trinh, đang điều trị tại khoa vẫn nhắc mãi về cô gái.
Ngày đ🌠ầu vào viện, Thiện hay buồn rồi khóc, các bệnh nhân khác chỉ nhìn anh với ánh mắt thông cảm. Trinh thì khác. "Chị ấy xách luôn cây truyền nước biển trên tay, xăm xăm đến giường em rồi hỏi han đủ chuyện. Nếu kh𒆙ông có cái đầu trọc đặc trưng, em nghĩ chị ấy là hoạt náo viên cơ", Thiện kể.
Thiện cho biết, nhìn Trinh, "em nghĩ, biết đâu mình cũng sẽ sống, sẽ được ra viện với kết quả đẹp giống 🐽chị. Ủ dꦺột cũng bệnh, chi bằng mình lạc quan".
Thế là hai chị em thành một "cạ". Cứ đỡ đau, hai chị em lại ngồi tâm sự. Ngày nào bạch cầu tăng, thì cùng nhau đặt đồ ăn về phòng tự thưởng cho mình đã chiến đấu kiên cường. Dần dần, Thiện q🐽uen và chấp nhận căn bệnh.
Hiện tại tế bào ung thư máu ác tính trong cơ thể Trinh đã âm tính. Đ🐷ể phòng ngừa sự xâm lấn của tế bào ung thư lên não, tuần tới Trinh sẽ xạ trị ngoại trú 9 ngày. Bác 🐻sĩ thông báo "cuộc chiến này Trinh đã chiến thắng". Giai đoạn tới cô chỉ cần duy trì, tái khám.
Nhìn lại quãng đường đã qua, Trinh tự hào vì đã chiến đấu hết mình. Chị biết ơn các y bác s🐽ĩ đã tận tình chăm sóc cứu chữa, và cảm ơn chồng, gia đình đã sát cánh suốt những ngày cận tử.
Vượt qua được cái chết, Trinh lập ജquỹ "Win team" hỗ trợ một phần tài chính cho bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn. Chị mong quỹ ngày càng phát triển để có thể giúp đỡ được nhiều bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhi cơ hội được chữa trị đầy đủ theo đúng liệu trình.
"Bị ung thư là điều không ai muốn nhưng đ🧜ã vào tình thế không thể thay đổi, hãy chọn lạc quan để giúp cơ thể vận hành cơ chế "tự chữa lành". Hãy mạnh mẽ chiến đấu, hãy nhìn nhận đúng đắn về cái chết, một khi không sợ chết nữa, bạn sẽ chẳng sợ gì cả", Trinh nhắn nhủ.
Thư Anh