Một năm nay đùi phải của Hòa⛄ đau đớn khi vận động mạnh và trở nặng hơn vào ban đêm, chân không bị biến dạng hay sưng đau.
Hòa được bệnh viện🍬 địa phương chuyển tới Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội, tháng 6/2019. Bác sĩ chẩn đoán cô mắc ung thư xương có mức độ ác tính rất cao, ung thư đã lan ra toàn bộ xương đùi. Để loại bỏ khối u, Hòa sẽ phải cắt cụt xương đùi, nguy cơ mất chân.
Bác sĩ 3 bệnh viện K, Xanh Pôn và Đại học Y Hà Nội phối hợp điều trị cho Hòa. Sau nhiều lần hội chẩn, bác sĩ Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn quyết đ🌼ịnh điều trị bằng hóa chất để thu nhỏ khối u, sau đó phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi bao gꩲồm khớp háng và khớp gối toàn phần để bảo tồn chân cho cô gái trẻ.
Tuy ꦦnhiên, bác sĩ Việt Nam chưa từng thực hiện ca phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi. Xương đùi dài và nặng, chịu trọng lượng của toàn bộ cơ thể khi đi lại, vậဣn động và tham gia vào cấu tạo của khớp háng, khớp gối. Đây là hai khớp lớn, phức tạp nhất cơ thể.
"Vì vậy thay toàn bộ xương đùi dường như là điều không tưởng", bác sĩ Phạ🌃m Sơn Tùng, khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết.
Theo bác sĩ Dũn🌟g, ca mổ khó còn vì phải đặt dụng cụ chính xác đến từng centimet, không để bệnh nhân bị ngắn chi. Nhóm bác sĩ khâu phục hồi lại khối cơ mông và đùi như giải phẫu ban đầu để tạo độ vững cho khớp háng và gối, tránh để lại di chứng trật khớp. Ê kíp bác sĩ chuẩn bị rất kỹ lưỡng nhằm đảm bảo an toàn cho Hòa.
Quá trình điều trị chia làm 2 thì. Ngày 17/10/2019, Hòa được phẫu thuật cắt u diện rộng và đặt cement xương để giữ không gian cho xương đùi nhân tạo, sau đó vào hóa chất 6 đợt theo phác đồ điều trị ung thư xương. Ngày 2/3, nh🍒óm bác sĩ phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi ung thư, khớp háng và khớp gối toàn phần ở chân phải bệnh nhân.
"Bệnh nhân🌄 được thay xương đùi bằng titan mô phỏng the🔯o cấu trúc giải phẫu, có thiết kế dạng module tháo lắp để phục hồi nguyên trạng chiều dài như trước mổ. Ngoài ra điểm bám của các gân cơ quanh xương đều được khâu nguyên trạng nên bệnh nhân sẽ phục hồi chức năng rất sớm", bác sĩ Dũng cho biết.
Ba ngày sau mổ, Hòa hồi phục🐷 tốt, có thể ngồi dậy. Chiều 6/3, Hòa tập phục hồi chức năng lần đầu tiên. Gối chân phải của cô đã gấp 50 độ🅷 và duỗi thẳng được, có thể bước đi.
Ca phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi ⭕lần đầu tiên thế giới thực hiện năm 1965. Kỹ thuật này giúp loại bỏ xương đùi bị bệnh vẫn bảo tồn được chi thể, bệnh nhân phục hồi chức năng sớm.
Tuy nhiên phương pháp này rất phức tạp. Bꦺiến chứng thường gặp khi phẫu thuật gồm mất máu, lỏng khớp do phần mềm, nhiễm trùng khớp hoặc phần mềm, lệch chiều dài chi, hỏng bộ khớp, trật khớp háng và gối... Vì vậy trong hơn 50 năm phát triển kỹ thuật, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp này rất hạn chế và ít công trình nghiên cứu về kết quả điều trị. Chỉ bệnh nhân bị ung thư xương và còn đáp ứng với hóa chất cũng như xạ trị ꧒mới được thay xương đùi.
"Hòa là người đầu tiên tại Việt Nam bước đi bằng chân có xương đùi kim loại. Thành công của ca phẫu thuật này là món quà mà chúng tôi dành tặng em trong ngày 8/3, mong muốn cứu cuộc đời của thiếu nữ đang ở độ tuổi đẹp nhất mà mắc bệnh hiểm nghèo", bác sĩ Nguyễn Trần Quang 𝓰Sáng, thành viên của kíp mổ, cho biết.
Chi Lê