Chị Phượng và những học sinh U50. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Tối thứ hai, tư, sáu có một cô giáo dạy cho những học trò tuổi từ 30♔-50 học chữ "i tờ". Tối thứ ba, năm, bảy lại về dạy lớp ghép từ 8 đến 18 tuổi làm toán, làm văn.
Cô giáo đó là Nguyễn Thi Phượng, chủ tịch Hội Phụ nữ phường Phú Bình, thành phố Huế. Chị đã có thâꦏm niên làm cán bộ phường ngót 20 năm và 10 năm làm "cô giáo nghiệp dư”.
Tổ 12, phường Phú Bình là khu dân cư vạn đò sống trên sông. Người dân nơi đây chỉ dựa vào đôi vai bốc vác, đôi chân đạp xích lô và đôi tay nhặt rác, có nhiều trẻ em "không chữ" vào đời 🐲sớm. Hình ảnh những đứa trẻ thất học, lang thang lượm bao nilông, lượm ve chai kiếm sống đã làm chị Phượng (khi đó là b🌜í thư đoàn phường) trăn trở...
Năm 1997, lớp học tình thương ban đêm đầu tiên ở phường Phú Bình do "cô giáo" Phượng đứng lớp. Đã 10 năm, bao thế hệ học trò của lớp học tình thương tওrưởng thành. Đến giờ, chị𝔉 Phượng vẫn còn nhớ những hình ảnh có em đến lớp quần áo lấm lem trông rất tội, có em chưa rửa mặt đang còn nhọ nồi. Đôi khi chị Phượng bỏ tiền túi mua sách vở, quần áo, dép... cho các em.
Hiện nay, lớp học không còn ở hội quán tổ 12 nữa mà đã dờ൩i về đình làng, hằng đêm ꦕchị đều đến với các em.
Đến lớp học U-50
Học trò là những chị em bán vé số, nhặt rác, bán hàn😼g rong ở chợ, ở đò. Họ vốn là người vạn đò sống trôi nổi ở sông Đông Ba và lên định cư bên bờ thành Đại Nội đã hơn 30 năm. "Có đến 90% chị em không đánh vần nổi cái tên của mình", ông Nguyễn Văn Đối, tổ trưởng tổ 11, cho biết.
19h giờ, lớp học bắt đầu ê a. Nếu có "trò” nào chưa đến lớp, sẽ có người đi gọi. "Buổi học nào cũng không để một người vắng không lý do, nếu không cô Phượng lại trách các trò không quan tâm đến bạn", "học trò” Nguyễn Thị Lài, 56 tuổi, nói. Bà cho biết lớp học xuất phát từ nguyện vọng của chị em✨ tổ 11. Bởi hằng năm phường thường yêu cầu chị em ký vào một số giấy tờ, sổ sách nhưng không một ai biết chữ, chỉ dùng tay điểm chỉ… Nghĩ cũng mắc cỡ nên nhiều người đi học để viết được cái ൩tên mình.
Lớp học lấy nhà cộng đồng bề bộn đồ đạc làm phòng học, lấy những tấm ván ép ghép lại làm bàn học, sáu tháng nay không khi nào ngừng tiếng ê a… về đêm. Những quyển sách lớp 1 cũ đã rách bìa, thiếu trang, nhưng 20 học trò tuổi từ 30-50 vẫn ngồi cặm cụi đánh👍 vần theo cô giáo.
Ngoài giúp đỡ chị em biết chữ, chị Phượng còn dạy về kế hoạch hóa gia đình, cách nuôi dạy con theo khoa học, phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS cho chị em phụ nữ. Chị Phượng vui vẻ cho biết: "Ban đầu có một số chị em trong tổ thường thô lỗ với chồng con và bà con láng giềng. Nhờ đ𝕴ược học chữ, học văn hóa các chị thay đổi rất nhiều trong lối sống".
(Theo Tuổi Trẻ)