Là con út trong gia đình có 7 thành viên ở TP Vinh, từ nhỏ cô Hòa phải ♋sống cảnh thiếu thốn, ăn uống kham khổ. Lên lớp 7, không có tiền nộp học phí, cô xin nghỉ học để gia đình đỡ khổ. Nhưng cô giáo chủ nhiệm đã đến nhà động viên Hòa quay lại trường, hỗ trợ đóng học phí.
"Sự nâng đỡ ấy quý giá vô cùng, là bước ngoặt giúp thay đổi suy nghĩ lẫn cuộc đời tôi𒁃", cô Hòa nói. Từ đó nữ sinh đặt mục tiêu thi đỗ đại học, trở thành cô giáo để giúp đỡ những học trò khó khăn giống mình, không để các em thiệt thòi.
Tốt nghiệp ngành sư phạm Tin học của Đại học Vinh năm 2001, cô Hòa được phân về trường THCS Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu. Ngày mới đi làm, lương mỗi tháng 380.000 đồng, cô Hòa trích 10% hỗ trợ những học si𝔉nh mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn để mua quần áo, dụng cụ học tập. Sau này lương tăng, cô vẫn để lại 10% làm từ thiện.
"Tôi luôn tâm niệm mình làm ra 10 đồng thì trích một đồng ủng hộ", cô nói. Tiền tích góp được cô chuyển trực tiếp đến học sinh hoặc phụ huynh. Trung bình mỗi tháng 2-3 em được cô Hòa hỗ trợ để trang trải việc học. Nếu cảm thấy trường hợp hiện tại ✤đã đủ thì cô chuyển sang giúp đỡ người mới.
Cô Hòa đặc biệt quan tâm đến học trò mồ côi, luôn vận động đồng nghiệp, nhà hảo tâm hỗ🌌 trợ thêm để các em không lỡ bước đến trường. Đến nay, 4 em mồ côi đã được cô nhận làm mẹ đỡ đầu.
Hoàng Danh Hồng Lịnh, 15 tuổi, trú xã Quỳnh Bảng, mất bố năm một tuổi, lên 11 tuổi thì mẹ qu♛a đời do ung thư gan. Lịnh ở với bà ngoại, bữa rau bữa cháo qua ngày. Nam sinh từng rất suy sụp, ý định học hết lớp 5 rồi nghỉ vì chẳng biết kiếmꦛ đâu ra tiền đóng học phí.
"Nhưng cô Hòa đã tái sinh cuộc đời em", Lịnh kể. Biết hoàn cảnh của học ꦆtrò, cô Hòa đến nhận Lịnh làm con nuôi, động viên học lên THCS và THPT chứ không nên bỏ giữa chừng. Ngoài hỗ trợ tiền học phí, mua quần áo, sách vở, Lịnh còn được mẹ nuôi dạy kèm để bổ sung kiến thức.
Nay Lịnh đã học lớp 9B trường THCS Quỳnh Bảng. Bốn năm qua, nhờ sự dìu dắt của cô Hòa, Lịnh luô♏n là học sinh giỏi toàn diện, gần đây em đạt danh hiệu học sinh giỏi huyện môn Sinh học. Lịnh ở với bà ngoại và cậu. Những lúc không đến trường, nam sinh thường tranh thủ đi làm tại quán cà phê trong xã để kiếm thêm thu nhập, phụ cậu lo chi tiêu hàng ngày.
Cô Hòa tâm sự cưu mang các em vì thấy có một phần hình bóng ngày xưa của mình ở trong đó. "Thấy học sinh gọi mẹ, ban đầu tôi không dám nhận, bởi từ này quá thiêng liêng, sợ không làm tròn nghĩa vụ. Nhưng rồi nhờ tình cảm chân thành đến từ hai phía, từ mẹ - con qua thời gian dài giao tiếp đã không còn e ngại. Đến nay 4 con nuôi đã lớn, có cháu gần tốt nghℱiệp THPT", cô Hòa kể.
Chồng cô Hòa cũng là giáo viên trườn🌄g THCS Quỳnh Bảng, luôn ủng hộ việc thiện nguyện của vợ. Nhiều lúc trời tối, mưa gió, anh chở vợ đến tiếp xúc với những hoàn cảnh ở xã vùng xa của huyện.
Bốn năm nay, cô Hòa lập các nhóm trên mạng xã hội, kêu gọi học sinh cũ - nay đã có công việc ổn đ♑ịnh, đ🅺ặt vấn đề nhờ hỗ trợ những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài giúp đỡ các em đang học Tiểu học đến THPT, nhóm còn trích tiền hỗ trợ gia đình nghèo, cụ già neo đơn vào những dịp lễ, Tết...
Lãnh đạo tr🐈ườ꧒ng THCS Quỳnh Bảng đánh giá cô Hòa chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề, được nhiều người quý mến bởi tấm lòng bao dung, thơm thảo. Hàng năm nhiều học sinh trong trường có hoàn cảnh khó khăn được cô kết nối giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
Năm nay 46 tuổi🔯, cô Hòa nói chỉ mꦡong có sức khỏe tốt để tiếp tục sự nghiệp gieo chữ và cùng mọi người giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.