Gina Long Jingjing, 28 tuổi và có bằng thạc sĩ về công tác xã hội tại Đại học Columbia ở New York, Mỹ, từng đưꩵợc ca ngợi ở Trung Quốc là "cô giáoꦉ thôn quê xinh đẹp nhất" sở hữu bằng cấp nước ngoài.
Tuy nhiên đầu tháng này, một người đàn ông 🦩họ Xu tố cáo lên phòng nội vụ thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam rằng công ty của Long đã tổ chức quyên góp từ công chúng dù không phải đơn vị từ thiện 🎃được cấp phép.
Thông tin này lập tức gây ảnh hưởng đến danh tiếng Long xây dựng lâu nay. Nhiều người cáo buộc cô lợi dụng trẻ em thiệt thò𒈔i để trục lợi cho bản thân.
Trong bài đăng trên Weibo hôm 25/9, Long thừa nhận vi phạm pháp luật khi công bố mã QR trực tuyến💞 để nhận tiền quyên góp, nhưng nói rằng không biết hành động của mình vi phạm🍸 pháp luật Trung Quốc.
Theo Long, các tài khoản quyên góp nhằm hỗ trợ🐼 giáo dục nông thôn ở T𒁃rung Quốc và không bị biển thủ cho mục đích khác. Cô cũng khẳng định quỹ đã được kiểm toán viên xem xét kỹ lưỡng.
Chính 🎐quyền 𓃲Trường Sa cho biết đang xem xét sự việc.
"Thay đổi thế giới không phải chỉ là những lời ba𒀰 hoa, khoác lác. Đối với tôi, đó là cam kết nghiêm túc", Long nói trong video cuối tháng trước. Video này đã nhận được hơn 220.000 lượt thích trên Douyin, phiên bản của TikTok tại Trung Quốc.
"Trong thập kỷ qua, tôi đã giúp đỡ ꦛ1.500 người, quyên góp 1,93 triệu nhân dân tệ (300.000 USD) vꦦà tổ chức 112.025 lớp học cho trẻ em. Dù không sống cùng các em mỗi ngày ở trên núi, những con số này khiến tôi tin rằng những gì có thể làm nhiều hơn những gì tôi tưởng tượng", cô nói thêm.
Long có nửa triệu người theo dõi trên Douyin. Theo các video, cô quê ở Trường Sa, ra nước ngoài du học năm 16 tuổi. Từ kỳ nghỉ hè năm 2011, cô trở về Trung Quốc để dạy học ở các ngôi làng vùng sâu🌄 vùng xa. Long cho🦩 biết cô cũng tổ chức quyên góp ở Mỹ để hỗ trợ trẻ em nghèo Trung Quốc sống ở vùng núi hẻo lánh.
Cô tốt nghiệp Đại học Columbia năm 2018 và thành lậ๊p tổ chức phi chính phủ Kind Force ở Trường Sa để đưa giáo viên đi dạy học dài hạn và ngắn hạn ở nông thôn. Cô cũng có công ty cùng tên hoạt động tron𝓡g lĩnh vực văn hóa và tiếp thị.
Tranh cãi thứ hai về Long là dự án cô khởi động hồi tháng 4, với mức phí 5.000 nhân dân tệ (tương đương 773 USD) mỗi người cho một chuyến đi đến vùng nông thôn Hồ Nam. Trong chuyến đi 5 ngày, tổ chức phi chính phủ của Long đ🐽ưa những người đăng ký đến dạy học cho trẻ em nông thôn trong hai ngày và đi qua các huyện lân cận trong ba ngày còn lại🌠. Tổ chức của Long không quy định bất kỳ ngưỡng trình độ học vấn nào cho ứng viên.
Trong bài đăng trênꦯ Weibo, Long cho biết việc tổ chức các chuyến đi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực.
"Chúng tôi sẽ nhìn nhận lại những sai lầm một cách cặn kẽ và cảm thấy biết ơn khi cuộc khủng hoảng này c🔴ho tôi thấy nhiều lỗ hổng trong hoạt động của t🐻ổ chức. Chúng tôi sẽ chú ý đến tính minh bạch thông tin trong tương lai", cô cho hay.
Nhữn🎃g tranh cãi khiến nhiều người đặt nghi vấn về Long. "Tôi nghĩ cách cô ấy tổ chức cho mọi người 🔯dạy học ở nông thôn, như du lịch khắp nơi hoặc ở đó trong thời gian ngắn, không được tán thành", một người viết trên cổng thông tin 163.com.
"Tôi từng dạy học một năm tại ngôi làng ở Quý Châu🎉 (tỉnh nghèo khó ở tây nam Trung Quốc). Tôi biết rõ cuộc sốn𓂃g ở những vùng đó rất khó khăn. Làm thế nào cô Long lại xuất hiện thật trang nhã trong những video cô giao lưu với trẻ em nông thôn vậy?", một người khác cho hay.
Thiếu giáo viên là một trong những thách thức lớn nhất đối với hệ thống✨ giáo dục nông thôn của Trung Quốc. Trong hai thập kỷ qua, giới chức đã điều động giáo viên từ thành phố về nông thôn làm việc có thời hạn. Năm ngoái, Bộ Giáo dục thông báo sẽ cử hơn 22.000 giáo viên đến hỗ trợ giáo dục các vùng nghèo trong giai đoạn 2020-2021. Nhiều tổ chức phi chính phủ൲ cũng cử tình nguyện viên đến dạy ở các vùng nông thôn.
Huyền Lê (Theo SCMP)