"Lúc con tôi học lớp 2 vì quá bận với công việc nên tôi không thể sát sao với con. Thời điểm ấy, cô giáo cứ liên tục nhắn tin phàn nàn về v🐼iệc học của con làm tôi càng thêm stress. Tôi về nhà kiểm tra thì thấy con mình vẫn cộng, trừ, nhân, chia tốt các số hàng đơn vị và hàng chục, đọc chữ trôi chảy.
Đối với tôi, ở độ tuổi cấp 1, con chỉ cần biết đọc, biết viết, biết cộng, trừ, nhân, chia là đủ, không cần phải xuất sắc hay giỏi giang gì. Thế nhưng, thầy cô và nhà trường hay nói rộng ra là ngành giáo dục lại dường như không nghĩ như vậy. Họ cần học sinh phải đạt thành tích này, giải thưởng kia. Đầu năm đi họp phụ huynh, tôi nghe cô giáo thông báo chỉ tiêu 70% học sinh giỏi và xuất sắc màജ thấy choáng váng, lo cho những áp lực củཧa con trẻ.
Do bị cô mắng vốn hầu như mỗi ngày nên tôi chịu hết nổi, buộc phải thuê gia sư về kèm riêng cho con. Nói thêm, cũng vì những chỉ🌃 tiཧêu, áp lực 'dở hơi' ấy mà trường quốc tế ngày nay mọc lên như nấm. Tiếc rằng, tôi chưa đủ khả năng để cho các con mình học ở những môi trường như vậy. Chứ thực sự, nếu đủ lực tài chính, tôi đã không để các con phải học trường công rồi gánh cả tá áp lực học hành nặng nề".
Đó là chia sẻ của độc giả Đoàn Nghĩa sau bài viết "Mẹ phát điên, bố nổi khùng vì dạy con học bài". Áp lực học tập có lẽ là tình trạng chung mà đứa trẻ nào cũng phải đối mặt trong suốt hành trình lớn lên của mình. Tình trạng áp lực có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và gây r𒁃a những tác hại khôn lường, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của trẻ. Theo số liệu thống kê hiện nay có đến hơn 80% học sinh liên tục đối diện với áp lực học tập. Càng lên bậc học cao hơn thì tình trạng áp lực càng gia tăng đáng kể.
Chọn cách đấu tranh để giải thoát con cái khỏi những áp lực học tập từ thầy cô và nhà trường, bạn đọc Dì Minh Mèo bình luận: "Năm con trai đầu học lớp 1, tôi cũng stress mỗ𝕴i ngày vì bị cô giáo mắng vốn. Cô chủ nhiệm của con là Tổ trưởng Khối 1, nên rất trọng thành tích, không muốn có tì vết. Cô không đánh đậ🎀p, nhưng bằng một hình thức nào đó vẫn khiến con tôi cực kỳ căng thẳng sau mỗi buổi học.
Sau hai tháng căng thẳng, khi thấy con có dấu hiệu chống đối và trầm cảm, tôi quyết định bảo lưu cho con một năm. Năm sau, con tôi được phân vào lớp khác, cô giáo chủ nhiệm khác, không ꧑trọng thành tích nữa, nên con dần thoải mái đi học, vui vẻ với bạn bè 🔜mới".
>> '12 năm luyện giải Toán không giúp hꦜọc sinh Việt rèn tư duy'
Nói không với việc tạo áp lực cho con cái trong việc học hành, độc giả Anhduc nhấn mạnh: "Ai trong hoàn cảnh phải dạy con cũng sẽ hiểu được áp lực của cha mẹ. Đương nhiên không ai khuyến khích việc đánh, mắng, quát con. Nhưng để có phương pháp học hợp lý với con là điều không hề dễ dàng. Bản thân tôi đã nền tính đi rất nhiều khi dạy con học. Và thay vì cứ phải để ý đến thành tích của lớp, trường, tôi nhìn thấy ở con mình những điểm tốt c🤪ần phát huy, điểm hạn chế cần bù đắp và không kỳ vọng ở con quá mức.
Song hành cùng con, tôi hiểu được năng lực và mức độ tiếp thu của bé đến đâu, nên cũng có định hướng nhất định. Tôi không cần con phải toàn diện, chỉ cần con giỏi ở một, hai mônღ sở trường, những môn còn lại con chỉ cần ở mức 'đạt' là được. Mỗi đứa trẻ có một năng lực, và hạn chế nhất định, tại sao người lớn cứ bắt chúng phải giỏi toàn diện khi chính chúng ta còn không ♋làm được điều đó?".
Đồng quan điểm, bạn đọc Sông Đông cũng chọn cách tháo bỏ áp lực cho con: "Rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình nên ngay từ ngày con bắt đầu học lớp 1, tôi đã đưa ra nguyên tắc: con phải tự học hết bài cô giao, xong sớm chơi sớm, xong muộn nghỉ muộn, chỉ bài nào không hiểu mới hỏi, hoàn toàn không có chuyện ngồi kèm ꦕcặp, cũng không giao thêm bài tập cho con. Lúc đầu, vợ chồng tôi cũng nảy sinh mâu thuẫn, nhưng tôi quyết tâm thực hiện đến cùng.
Dần dần thành thói quen, giờ con nhỏ của tôi đã học lớp 8, con lớn họ lớp 11 rồi, nhưng tôi cũng chẳng phải lo lắng gì. Cả hai con vẫn tự động được vào lớp chọn, hoàn toàn không 🉐cần cha mẹ phải thúc giục chuyện học bài, mọi thứ nhàn tênh. Thậm chí, hết cấp hai, các con tôi cũng chẳng cần đi học thêm bên ngoài, trừ việc học thêm bắt buộc ở trường. Quan điểm của tôi là các con cần học thêm thì bố mẹ sẽ tìm lớp cho học, chứ khô🙈ng bắt em nếu con không muốn".
- Tôi chỉ cần con học đủ để không bị ở lại lớp
- Đứa trẻ ăn chơi thành chủ công ty tỷ USD
- Nhà, xe đầy đủ nhưng con tôi không được phép lười học
- Con tôi chơi game, xem YouTube từ nhỏ vẫn đỗ trên đại học
- 'Học thêm tối ngày mới đỗ Thủ khoa'
- Tôi không bao giờ cho con học bài sau 22h