Đang tranh thủ soạn bài chuẩn bị cho dự án dạy miễn phí, cô Nguyễn Thị Cẩm Hương, 33 tuổi, giáo viên tiếng Anh trường THCS Trần Danh Ninh, quận 8, TP HCM, nhận được nhiều cuộc điện thoại. Đầu dây bên kia là các mạnh thường quân gọi tới tặng rau, củ, mì tôm, sữa, bánh, gạo nhờ cô chuyển tới tay người nghèo và vô gia cư ở các quận. Cô♛ Hương cảm ơn rồi liên lạc tới những nơi cần để phân phát số thực phẩm nhận được.
Ở một góc phòng, chồng cô Hương hướng dẫn con gái chia mì gói, sữa, bánh thành từng gói quà. Nhiều tuần 🍌nay, một ngày của gia đình cô giáo luôn tất bật với việc gỡ những thùng hàng rồi ph൲ân chia thực phẩm.
Cô Hương từng tham gia nhiều hội nhóm tình nguyện ở TP HCM, giúp quyên góp quần áo, sách vở cho những vùng bão lụt và phát cháo từ thiện cho bệnh nhân nghèo tại bệnh viện. Trong cộng đồng làm thiện nguyện ở TP HCM, cô Hương được biết đến như một thành🦋 viên hoạt động tích cực và gieo duyên lành tới những hoàn cảnh khó khăn.
Khi dịch bệnh bùng phát tại TP HCM, cô giáo t♔iếng Anh cùng hai người bạn khác đi phát quà từ thiện. Ban đầu nhóm ưu tiên giúp đỡ người vô gia cư, bán vé số. Sau đó, được sự tin tưởng của nhiều người, cô trở thành cầu nối giữ𒉰a các mạnh thường quân và người khó khăn.
Có hai con nhỏ nên cô Hươn𓂃g đảm nhiệm liên lạc xin đồ, tiếp nhận và phân chia, trong khi hai thành viên còn lại chở đi phát. Có thời gian, cô cũng tự chở những bao tải quà rong ruổi đi tặng người dân trên đường. Lúc dịch că𒁏ng thẳng, đi lại khó khăn, nhóm phải nhờ tới sự hỗ trợ của các shipper. Mỗi ngày, nhóm phát được hàng trăm suất quà.
"Thấy ai, chỗ nào khó khăn hoặc cần gì, tôi đi xin giúp và được cho rất nhiều. Nhiều hôm ra ngoài về, tôi thấy mấy thùng rau, mì, sữa của người nào đó ship tới nhà ủng hộ♓, nhưng không để lại tên", cô Hương kể.
Đồ mạnh thường quân ở khắp các tỉnh thành tặng nhiều tới nỗi căn nhà nhỏ đi thuê ở quận 8 của gia đình cô giống như tiệm tạp hóa. Nhà hảo tâ🦂m gửi tặng quà gì, nhóm sẽ phát quà đó, từ cơm, bánh bông lan, bơ, dưa mắm chay, hũ tương hột đến khẩu trang, màng chắn giọt bắn.
Từ đầu tháng 7, nhóm cô Hương xin được 2,1 tấn khoai lang, một tấn chuối ꦫĐà Lạt, một tấn rau cải thìa, chưa kể gạo, bánh, mì, sữa. Một tấn khoai sau đó được chuyển qua quán chay để nấu tặng người đi đường, một tấn đến bệnh viện phục hồi chức năng quận 8 nấu cho bệnh nhân, số còn lại tặng các nhà dân. Với cải thìa, cô chia về Hội Phụ nữ quận 8, công nhân, người lao động nghèo ở Hóc Môn và bà con ở khu phong tỏa trong quận.
Biết cô Hương phát đồ từ nhiện, nhiều người d🐻ân nghèo ở quận 8 tới xin được giúp đỡ. Tùy thuộc vào từng đối tượng nhận, cô sẽ sắp xếp và phân phố🐷i phù hợp. Những người vô gia cư thường muốn đồ ăn sẵn, không cần qua chế biến vì không có bếp hay nồi xoong. Họ không thích nhận tiền mặt vì không thể mua được đồ trong bối cảnh hàng quán đóng cửa.
Cô giáo tâm sự cảm thấy may mắn có nhân duyên giúp đỡ người khác. Theo đạo Phật, cô luôn tâm nguyện giúp người, dꦺù bản thꦰân vẫn còn khó khăn. Cô làm từ thiện vì muốn giáo dục con cái, học sinh hướng thiện và làm việc tốt.
Nhiều chủ hàng tạp 🦄hóa ủng hộ cô bằng cách giảm giá, các shipper không nhận 🦹tiền ship, còn hàng xóm sang sắp xếp đồ giúp.
Được mộtꦓ người bạn giới thiệu nhóm từ thiện của cô Hương, Cao Minh Thành, cựu d💧u học sinh Nhật Bản, xin được đi cùng. Tham gia phát đồ mấy tuần qua, Thành hạnh phúc khi được góp sức giúp thành phố vượt qua dịch bệnh.
Dịch bệnh căng thẳng nên mỗi lần ra đường, Thành đều trang bị đầy đủ khẩu trang, sát khuẩn và đồ phòng hộ để đảm bảo an toàn. 9X chia sẻ công vi♕ệc này giúp em có🌞 cơ hội gặp gỡ nhiều mảnh đời, thấu hiểu những gì họ trải qua.
"Tôi nhận ra một điều đặc biệt, rằng khó khăn nhưng họ không than vãn mà luôn nở nụ cười. Họ kể tôi 💖nghe một ngày nhặt được nhiều ve chai và cả chuyện đời của họ. Tôi như được tiếp thêm năng lượng tích cực và càng muốn cố gắng giúp được nhiều người càng tốt", Thành nói.
Cùng hoạt động từ thiện với cô Hương, cô Phạm Minh Châu, 52 tuổi, ở quận 10, cảm phục tấm lòཧng của cô giáo trẻ. Cô Châu từng là giáo viên tiểu học, sau đó nghỉ về phụ việc gia đình. Cô thường xuyên theo dõi các hoạt động giú💙p đỡ cộng đồng của cô Hương qua Facebook.
Theo cô Châu, việc làm của cô Hương thiết thực, là tấm gương giúp hun đúc lòng yêu t♋hương, chia sẻ cho các con và học sinh. Thay vì lý thuyết, học trò được tận mắt chứng kiến cô giáo hy sinh vì cộng đồng. "Các con của cô Hương được phụ m♑ẹ làm việc tốt sau này lớn lên sẽ có tấm lòng nhân hậu. Cô ấy có phước lớn lắm mới được nhiều người ủng hộ như vậy", cô Châu nói.
Bình Minh