Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến dưới nhưng không đỡ, sau🔯 đó chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ngày 9/12. Xét nghiệm mẫu thuốc✱ lá điện tử người bệnh mang đến phát hiện chất ma túy cần sa tổng hợp là ADB-Butinaca.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, cho biết hằng ngày nơi này đều tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử, trong đó có rất nhiều thanh thiếu niên. Khi vào viện, đa số bị co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, loạn thần, hôn mê, tổn thương não và nhiều c🐲ơ quan khác, để lại di chứng nặng nề.
"Phần lớn người dân quan niệm thuốc lá điện tử rất đơn giꦆản, không có nicotine gây nghiện. Điều này hoàn toàn sai lầm", bác sĩ Nguyên nói, thêm rằng thuốc lá điện tử thực chất là các thiết bị điện để nung nóng các hỗn hợp nguyên liệu chứa nhiều hóa chất nhân tạo bên trong, bốc hơi lên để người dùng giải trí. Trong thuốc lá điện tử có 3 nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe là nicotine, hương liệu nhân tạo và ma túy.
Độc tính của nicotine trên con người cũng tương tự hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ. Khi dùng thuốc lá nhiều lần, nicotine gây độc nhiều với tim mạch (xơ vữa mạch máu, hẹp lòng mạch, co thắt mạch máu, gây nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp,....); hô hấp (gây giãn phế nang, co thắt phế quản,...); giảm tꦦrí nhớ, giảm tập trung, giảm khả năng học, tăng sớm thoái hóa thần kinh thị giác, tổn thương cầu thận, suy thận.
Nam giới bị giảm hoặc mất hoặc rối loạn cương dương, giảm tiết testosteron, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Nữ giới ꩲrối loạn kỳ kinh, giảm tiết estrogen, progesteron, ảnh hưởng buồng trứng. Thuốc lá điện tử còn có thể gây chậm phát triển, thai lưu, chửa ngoài tử cung, chậm phát triển trí tuệ ở thai, tăng nguy cơ hen ở con sinh ra.
Bác sĩ Nguyên cũng cho biết hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử thậm chí cao gấp rất nhiều lần so với thuốc lá truyền thống. Đây là nicotine dạng hóa chất tổng hợp, ở dạng bột, làm cho êm🔯 dịu khi hít nên người dùng sẽ dễ dàng hít với lượng lớn, nhanh chóng bị ngộ độc và sớm nghiện.
Đặc biệt trong thuốc lá điện tử có ít nhất khoảng 20.000 hóa chất hương liệu, các chất phụ gia khác. Rất nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử được chứng minh gây hại cho sức khỏe, gây các bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch. Các hóa chất này còn gây nhiều bệnh phức tạp hơn thuốc lá thông thường, hầu hết là các căn bệnh mới, bácღ sĩ Nguyên cho hay.
Đơn cử, thuốc lá điện tử đã bị phát hiện là nguyên nhân gây một căn bệnh cấp tính mới lần đầu tiên con người biết đến, đó là tổn thương phổi cấp. Năm 2019, tại Mỹ, một loạt trường hợp tổn thương phổi nghiêm trọng ở những người sử dụng thuốc lá điện tử không có tiền sử bệnh phổi đã được ghi nhận. Số ca bệnh tiếp tục tăng, đến năm 2020 ghi nhận 68 ca tử von꧂g.
Ngoài ra, thuốc lá điện tử là môi trường thuận lợi để ma túy, cần saﷺ thế hệ mới trà trộn vào. Tại T൩rung tâm Chống độc đã ghi nhân một bệnh nhân bị ngộ độc 4 chất ma túy có trong thuốc lá điện tử.
Hiện, 32 quốc gia cấm thuốc lá điện tử, 79 quốc gia quy định quản lý thuốc lá điện tử rất chặt chẽ và 16 quốc gi🅘a cấm thuốc lá nung nóng. Các nước xung quanh đã cấm lưu hành thuốc lá điện tử là Trung Quốc (cấm tất cả loại thuốc lá điện tử có hương thơm), các nước cấm hoàn toàn l🌞à Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore.
"Cần൩ khẩn cấp cấm sản xuất và lưu h𝄹ành thuốc lá điện tử ở Việt Nam trước khi quá muộn và mọi việc trở lên không thể kiểm soát", bác sĩ Nguyên đề xuất.
Lê Nga