Cùng với Việt Nam, Australia là một trong những chính phủ được thế giới đánh giá cao về cách thức ứng phó Covid-19. Chính phủ Australia gần đây cũng tuyên bố, khi hồi phục kinh tế từ đại dịch, sự chuyển dịch khỏi chuỗi cung ứng Trung Quốc là việc nước này không thể tránh khỏi. Cộng đồng kinh doanh Australia gần đây cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp Australia đa dạng hoá chuỗi cung ứng đến các nước đang phát triển, trong đó có 🔯Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ.
Chia sẻ với VnExpress mới đây, Kyle Springer, nhà nghiên cứu cao cấp, Trung tâm Perth USAsia, Đại học Tây Australia nhận định, Việt Nam có thể trở thành đối tác quan trọng của Australia trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khi Australia muốn đa dạng hoá đối tác trong bối cảnh Covid-19 lan rộng.
Theo Springer, Australia nhận thấy Việt Nam mong muốn trở thành một phần của chuỗi cung ứng rộng l🏅ớn trên toàn cầu. Trong phiên họp Quốc hội giữa tháng 5, đại diện Chính phủ Việt Nam khẳng định bên cạnh những khó khăn do đại dịch, Việt Nam vẫn có những thời cơ mới mở ra khi làn sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc đã bắt đầu. Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trước đó đánh giá việc Việt Nam kiểm soát tốt Covid-19 từ đầu năm đã "ghi điểm" về môi trường đầu tư.
Springer cho rằng Việt Nam và 🐽Australia có thể tăng hợp tác trong chuỗi cung ứng mới theo hai chiều. Một mặt, Australia xuất sang Việt Nam các nguyên liệu thô chính yếu như đất hiếm, lithium, kẽm, coban, cùng với các công nghệ phát triển năng lượng sạch. Ngược lại, Australia có thể nhập từ Việt Nam các sản phẩm điện tử tiêu dùng, sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng.
"Australia muốn đa dạng hoá các đối tác th🃏ương mại để giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam được coi là một đố🌌i tác chính", Springer nói.
Theo thống kê, Trung Quốc chiếm khoảng 1/4 giá trị thương mại của Australia. Các khoáng sản Australia được xuất khẩu tới Trung Quốc để xây dựng ngành công nghiệp nặ𒁏ng và sản xuất năng lượng.
Đề cập cơ chế Australia muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, chuyên gia của Trung tâm Perth USAsia cho biết đó là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA). Hai khuôn khổ trên được các nước thành viên thiết lập nhưng chưa được thực hiện đúng mức. Khi Covid-19 tái xuất hiện, Australia nhận ra rằng phải kích hoạt CPTPP và AANZFTA để đa dạng hoá đối tác♐.
CPTPP được ký kết năm 2018, có hiệu lực với Việt Nam từ đầu 2019. Hiệp định gồm 11 nước thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam. Tổng cộng, các nước này có 495 triệu dân và đóng góp 13,5% GDP toàn c✅ầu. Theo những cam kết trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA), ký từ năm 2018, Australia cắt giảm 90% các loại thuế nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN và tiến tới 100% dòng thuế sẽ được đưa về 0% từ năm 2020.
Springer khuyến cáo với CPTPP, Việt Nam và Australia nên tập trung xem xét các cơ hội có thể mở ra từ hiệp định này, tăng cường đầu tư lẫn nhau, dựa trên các quy định tiêu chuẩn cao. Với AANZFTA, hàng hoá của hai bên sẽ được giảm giảm thuế đáng kể. Bên cạnh đó, Việt Nam và Australia cũng cần tăng phối hợp để thúc đẩy hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hai nước có thể khuyến khích Ấn Độ hợp tác với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, sau khi Ấn Độ rút khỏi RCEP cuối 2019𝄹.
Dự báo thành quả hợp tác sắp tới, Springer cho rằng Việt Nam có thể nằm trong số 10 đối tác quan trọng nhất của Australia vào cuối thập niên. Tại Đông Nam Á, Australia có hai đối tác quan trọng nhất, là Việt Nam và Indonesia. Việt Nam là đối tác thương mại có mức tăng trưởng với Australia nhanh nhất trong số các nước ASEAN. Tỷ lệ trung bình hàng năm là gần 12%. Trong khi Việt Nam có nhiều lợi thế hơn, Springer lưu ý Australia phải cạnh tranh với nhiều đối tác ở Việt Nam để khẳng định được vị t♍rí.
"Hai bên cần nỗ lực để gia tăng sự hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp ꧅của nhau, khi không có nhiều rào cản về chính sách", Springer nói.