Như một nơi đào tạo nghề,꧋ Trung tâm nỗ lꦅực cung cấp cho các em kỹ năng và kiến thức cơ bản. Nhưng để trở thành một tài năng, các em sẽ phải tôi luyện liên tục trong môi trường làm việc, chẳng hạn như V-League và các nền bóng đá phát triển.
Sau khi thành công với các danh hiệu trong nước, Quang Hải sẽ kết thúc hợp đồng với CLB Hà Nội vào 12/4 với dự định ra nước ngoài thi đấu. Chuyện này ngay lập tức gây bàn tán. Trong một cuộc khảo sát trên VnExpress, 9% số người được hỏi cho rằng, Quang Hải kಌhông nên xuất ngoại. Tôi nằm trong số 91%. Tôi ủng hộ Hải đi xa hơn. Thông tin chưa rõ ràng nhưng nếu Hải ra nước ngoài thi đấu, tôi cho rằng, nên theo lộ trꦉình nâng dần lên về đẳng cấp bóng đá, có thể từ Hàn Quốc, Nhật Bản rồi mới đến các nước châu Âu.
Chứng kiến nhiều thế hệ luyện tập, thi đấu; gần gũi với các em trong cuộc sống và công việc chuyê🌺n môn, tôi biết cầu thủ nào cũng có khát khao vươn xa, đặt mình vào các môi trường bóng đá cạnh tranh nhất thế giới. Người hâm mộ chắc cũng hiểu, mỗi cầu thủ được ra nước ngoài th♌i đấu là một niềm chờ đợi cho cả nền bóng đá trong nước. Vậy tại sao lại có những nghi ngại?
Vì trước Quang Hải, đã có Tuấn Anh, Công Phượng, Xuân Trường, Đặng Văn Lâm ra nước ngoài chơi bóng, nhưng đều không thành công. Hiện chỉ còn Đặng Văn Lâm, nhưng cũng đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh một vị trí tại CLB Nhật Bản Cerezo Osaka. Tâm lý s🌼ợ thất bại nối tiếp thất bại là điều dễ hiểu. Nhưng kể cả chỉ có 1% thành công, theo tôi Hải vẫn nên chớp lấy, vì 1% vẫn cao hơn là không cho mình cơ hội nào cả, nếu Hải quyết định quanh quẩn trong không gian mà em đã không còn thiếu danh hiệu gì.
Nhiều người bi quan thường chỉ nhìn thấy điểm bất lợi của các cầu thủ Việt Nam khi ra nước ngoài. Quả thực, đa phần cầu thủ Vi🤪ệt Nam bất lợi về thể lực, tốc độ, đặc biệt là yêu cầu thi đấu với cường độ cao liên tục. Nhưng tôi vẫn muốn ♍nhìn vào khía cạnh lạc quan. Sự phù hợp và khả năng bứt phá trước thách thức của mỗi cầu thủ là khác nhau.
Tôi không định so sánh, chỉ lấy ví dụ để chỉ rõ sự khác nhau, chẳng hạn, giữa Hải và Hậu, nếu thi đấu ở châu Âu. Văn Hậu chơi ở vị trí phòng ngự, đòi hỏi rất cao về thể lực. Hậu có lợi thế về thể lực, nhưng vẫn khó so được với người châu Âu. Trong khi đó, vị trí của Hải thiên về tấn công, đòi hỏi sự khéo léo. Châu Âu không thiếu ღngười khỏe, nhưng 𓄧các đội bóng - đặc biệt là với những vị trí tấn công - lúc nào cũng cần thêm những người tinh tế và khéo léo, có khả năng xử lý bóng tốt như Hải.
Hải là cầu 🐎thủ có kỹ năng và kỹ xảo với bóng rất tốt, cũng như trí tưởng tượng đáng quý trong khi xử lý bóng. Em có thể chuyền ngắn, chuyền dài, vuốt bóng, chuyền bằng gót, má ngoài hay lòng trong thành thục.
Biết đâu Hải thích ứng được với một đội bóng lớn nào đ🌌ó, nếu em thực sự cung cấp đúng cái mà người ta đang thiếu.
Nhưng xuất ngoại luôn là quyết định hết sức mạo hiểm, khi bỗng nhiên bạn bị thả vào môi trường mới, văn hóa khác, đòi hỏi năng lực rất cao và cạnh tranh khốc liệt. Tôi nghĩ Hải và người đại diện của mình đều đã tính kỹ những điều đó, tham khảo đủ thận trọng kinh nghiệm của những người đi trước và chắc chắn phải hết sức ♔tự tin và quyết tâm.
Chơi bóng ở những môi trường chuyên nghiệp và đẳng cấp, các cầu thủ ở những nền bóng đá còn kém ꦚphát triển sẽ phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố, theo tôi gồm: Thể lực, năng lực, khả năng thích nghi về văn hóa và rất quan trọng là nỗ lực luyện tập vưಌợt bậc. Nhìn cách những cầu thủ hàng đầu thế giới hiện nay như Ronaldo, Messi... luyện tập hàng ngày, ta có thể hiểu được sự khắc nghiệt và quy luật đào thải của nghề này.
Vậ⛎y, kể cả thất bại, quá trình tôi luyện cũng sẽ giúp mỗi cầu thủ nâng cấp phiên bản của chính mình.
Nhưng nếu thành công thì sao? Thì đó sẽ là động lực to lớn cho cả một nền bóng đá và những lứa cầu thủ kế cận. Là người lạc quan, tôi muốn nhìn vào những ví dụ thành công. Chanathip Songkrasin của Thái Lan là một thành💦 công điển hình.
Chanathip nổi lên ở CLB BEC Tero Sasana, sau đó sang Muangthong United. 24 tuổi, anh đến Nhật Bản, thi đấu cho Consadole Sapporo ở J-League. Chanathip ghi 15 bàn qua 125 trận, và hưởng lương cao nhất Consadole Sapporo trong hai mùa gần nhất. Tháng 1/2022, anh gia nhập đội đương kim vô địch J1-League Kawasaki Frontale với giá 4 triệu USD, trở thành cầu thủ đắt nhất trong lịch sử chuyển nhượng nội địa ở Nhật Bản. Trong𝔍 ba lần Thái Lan vô địch AFF Cup gần nhất, Chanathip đều là cầu th🔥ủ hay nhất giải.
Sau Chanathip, nhiều cầu thủ Thái Lan đã hoặc đang thi đấu ở Nhật Bản. Họ đều là trụ cột của đội tuyển như Theeratho🐲n Bunmathan, Kawin Thamsatchanan hay Sittichok Paso.ℱ..
Người Thái Lan coi họ là "số một Đông Nam Á" một phần vì sự thể hiện của các cầu thủ Thái ở J-League,𓆏 vì họ đã có những tên tuổi🐲 lập danh ở những môi trường đẳng cấp khu vực châu Á.
Nhưng Thái Lan không thành công ngay với Chanathip. Dangda, Kiatprawut Saiwaeo♍ và Suree Sukha đều không tìm được chỗ đứng ở Man City, dù nhận sự hậu thuẫn của ông chủ CLB lúc đó - đồng hương Thaksin Shinawatra.
Vì vậy, nếu thích nghi được, Hải sẽ truyền cảm hứng cho một thế hệ cầu thủ Việt Nam sắp tới để dám bướ𒉰c ra khỏi vùng an toàn. Cơ hội này là của riêng Hải, nhưng nếu thành công, lợi ích mang lại, không phải là cho riêng Hải.
Vì vậy, tôi muốn nhìn xa hơn "cơ hội của Hải" tr💎ước quyết định r🌟a hay không ra nước ngoài.
Phan Anh Tú