Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin tỏ ý hy vọng chiến dịch quân sự của Ankara tại miền bắc Syria sẽ🐻 có giới hạn về quy mô và thời gian, nguồn tin giấu tên thân cận với Điện Kremlin tiết lộ hồi tuần trước.
Nga không phản đối hành đ⛎ộng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, dù nó diễn ra trên lãnh thổ Syria, đồng m🐎inh quan trọng của Nga ở Trung Đông. Tuy nhiên, điều kiện mà Putin đặt ra là Thổ Nhĩ Kỳ phải rút lực lượng khỏi lãnh thổ Syria sau khi hoàn tất chiến dịch mang tên "Mùa xuân Hòa bình".
Giớᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚi phân tích cho rằng động thái này của Nga cho thấy Moskva nhận ra cơ hội quý🌳 giá trong chiến dịch quân sự của Ankara, đó là đẩy quân đội Mỹ khỏi khu vực đông bắc Syria và tăng cường sức ảnh hưởng của mình.
"Với Nga, đây là hành động mang tính cân bằng. Họ từng cam kết sử dụng sức mạnh không quân nhằm giúp chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad giành lại các phần lãnh thổ đã mất trong cuộc nội chiến kéo dài 8 năm, đồng thời liên tục nhấn mạnh toàn vẹn lãnh thổ của Syria", bình luận viên Andrew Osborn của Reuters nhận xét.
"Họ cũng hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran để thúc đẩy thỏa thuận hòa bình có thể làm thay đổi diện mạo Syria, nhằm thể hiện Moskva đủ sức đem lại hòa bình", Osborn nói, cho rằng thành công trong quá trình này sẽ giúp Nga hoàn tất chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria từ năm 2015, vốn mang tới vị thế mới cho Mosk💦va ở Trung Đông trong bℱối cảnh Washington ngày càng tách rời khỏi khu vực.
Tuy nhiên, nỗ lực ngoại giao của Điện Kremlin có thể gặp vấn đề nếu chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài quá lâu hoặc gây ra quá nhiều thương vong. Cố vấn Điện Kremlin Yury Ushakov cho biết Nga thông cảm với lo ngại về an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Tổng thống Putin cảnh bá🐓o các lực lượng của Ankara cần hành động một cách cẩn trọng.
"Điều quan trọng là các bên cần thể hiện sự kiềm chế và đánh giá các bước đi thực tế nhằm tránh gây tổn hại tới ♌những nỗ lực hướng tới thỏa thuận🌺 chính trị", Ushakov nói thêm.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuần trước khẳng định Nga muốn đóng vai trò trung gian nhằm giải quyết căng thẳng mới bùng phát, trong đó gồm thiết lập kênh đàm phán giữa Damascus và dân quân nꦰgười Kurd, lực lượng muốn thành lập nhà nước tự trị trên lãnh thổ Syria, cũng như giữa chính phủ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
"Nga dường như là quốc gia duy nhất có thể cùng lúc đối thoại với tấ♎t cả các bên, dù đó là chính quyền Syria, Israel, Iran, lực lượng người Kurd, Thổ Nhĩ Kỳ✨ và mọi phe phái", Mathieu Boulegue, nhà nghiên cứu tại tổ chức Chatham House của Anh, nhận xét.
"Đây cꦇũng có thể trở thành thắng lợi địa chính trị quan trọng với Tổng thống Nga nếu ông ấy giải quyết được vấn đề. Nó giúp Putin khẳng định hiệu quả trong cách tiếp cận của Nga, đồng thời chỉ ra thất bại của Mỹ", Andrey Kortunov, chủ tịch Hội đồng Quan hệ Quốc tế, cơ quan nghiên cứu th♐ân cận với Bộ Ngoại giao Nga, nêu quan điểm.
Vladimir Frolov, cựu quan chức ngoại giao cấp cao Nga, cho rằng Moskva nhiều khả năng sẽ không phản đối chiến dịch Mùa xuân Hòa bình nếu nó chỉ diễn ra trong vùng đệm rộng 30 km và sớm kết thúc. Mọi động thái leo thang hoặc kéo dài xung đột của Thổ Nhĩ Kỳ ꦗcó thể gặp phản ứng cứng rắn của Nga nhằm cho thấy tầm ảnh hưởng của nước này ở Trung Đông.
"Nếu Tổng thống Erdogan tìm cách tiến sâu hơn vào lãnh thổ Syria và chia cắt lãnh thổ nước này, Nga có thể triển khai các trạm gꦦiám sát tiền phương và mở rộng ô phòng không để răn đe. Quân đội Nga đang kiểm soá📖t không phận Syria, không quân Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể hoạt động tự do với sự đồng ý của họ", Frolov nhận xét.
Vũ Anh (Theo Reuters)