Huawei là một trong những doanh nghiệp cung cấp thiết bị viễn thông hàng thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Nhưng sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen, công ty🥂 Trung Quốc được dự đoán sẽ không còn giữ được vị thế do bị cạnh tranh bởi các đối thủ khác về nhiều mặt, trong đ🎶ó có công nghệ 5G.
Từ lâu, những hãng viễn thông như Samsung, Nokia hay Ericsson được đánh giá là khó cạnh tranh với Huawei tại thị trường châu Á do chi phí lắp đặt và vận hành hệ thống mạng của doanh nghiệp này luôn rẻ hơn. Trước khi bị Mỹ cấm vận, công ty Trung Quốc cũng nhận được khá nhiều hợp đồng xây dựng mạng 5G. Theo IHS Markit, Huawei nhận 40 hợp đồng từ hơn 30 nhà khai thác viễn ✱thông trên thế giới năm 2018, cao hơn so với 38 của Nokia và 18 của Ericsson.
Một số chuyên gia đánh giá, việc chiếm ưu thế về lượng hợp đồng của Huawei đến từ việc đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D). Năm 2018, hãng đã bỏ tới 15 tỷ USD cho R&D, nhiều gần gấp đôi so với Ericsson và Nokia cộng lại (9 tỷ USD), theoꦯ China Daily. "Việc bỏ ra số tiền khổng lồ giúp Huawei tạo ra chip và bộ định tuyến có chi phí thấp hơn",🌄 Subramanian Venkatraman, nhà phân tích tại MTN Consulting có trụ sở tại Arizona (Mỹ), nhận xét.
Tuy nhiên, khi Huawei bị cấm, Nokia và Ericsson có cơ hội nhảy vào châu Á về 5G. Chia sẻ với Zdnet, đại diện hai công ty này cho rằn𝄹g chìa khóa để họ cạnh tranh tại thị trường này là sự hợp tác với các nhà sản xuất và vận hành thiết bị, cũng như thông qua các hồ sơ tiềm năng thu thập được từ trước.
"5G đang bị trì hoãn tại nhiều th☂ị trường chính như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, nhưng chúng tôi nhìn thấy cơ hội tại Việt Nam, Malaysia, Phili♐ppines, Indonesia, Thái Lan và Singapore", Kai Sahala, Giám đốc Nokia khu vực châu Á Thái Bình Dương và mảng bán hàng 5G tại Nhật Bản, chia sẻ.
Theo Sahala, Nokia sẽ cạnh tranh tại châu Á này bằng sản phẩm 5G có giá tốt hơn, cũng như chất lượng cao hơn so với đối thủ. "Chúng tôi đang thử tiếp cận một số quốc gia châu Á bằng cách mới. Tôi không nghĩ 🔯việc đàm phán chỉ dựa trên giá cả, mà còn từ chất lượng, độ ti𝔉n cậy hay bảo mật. Hiệu suất dài hạn mới là thứ quan trọng", Sahala cho biết.
Erik Kruse, Giám đốc đối tác hệ sinh thái Internet of Things của Ericsso✱n, cũng cho biết công ty ông đang thu hút đối tác 5G dựa trên chi phí, hiệu suất và độ tin cậy. Tuy nhiên, đại diện hãng viễn thông Thụy Điển không đề cập đến chi tiết kế hoạch.
Steve Cheng, Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc của Quanta Computer (trụ sở tại Đài Loan), cho rằng lệnh cấm của Mỹ sẽ hạn chế Huawei xuất hiện tại châu Á ở mảng 5G, đồng thời tạo cơ hội ch꧃o những đối thủ khác. Tuy vậy, viễn cảnh hai công ty trên thay thế Huawei là điều không thể xảy ra ở tương lai gần, bởi thị trường này còn bị chi phối bằng rất nhiều yếu tố, trong đó có quyết định từ chính phủ mỗi nước.
Bảo Lâm tổng hợp