Thường được sử dụng để làm cơm cuộn và các món súp, tảo biển có tiềm năng lớn cả về lĩnh vực thực phẩm và sản xuất hàng loạt sản phẩm từ vải và mỹ phẩm tới bao bì phân hủy sinh học và thậm chí nhiên liệu sinh học. Tảo biển thường được trồng trên dây thừng hoặc lưới treo dưới biển, nhưng kỹ thuật hiện nay khiến việc trồng trọt ở quy 🍬mô lớn gần như bất khả thi. Theo Shrikumar Suryanarayan, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty Sea6 Energy ở Bangalore, nuôi trồng thủy hải sản còn quá lỗi thời.
Thành lập vào năm 2010, Sea6 Energy muốn cơ khí hóa nuôi trồng thủy sản với "Sea Combine", một thuyền hai thân tự động đồng thời thu hoạch và tái gieo trồng tảo biển dưới nước. Cỗ máy di chuyển tới lui giữa các꧙ luống tảo biể⛎n, thu hoạch những cây đã trưởng thành và thay thế bằng luống hạt mới.
Một nguyên mẫu của Sea Combine đang được triển khai ở trang trại tả🤪o biển của Sea6 Energy ở ngoài khơi Indonesia. Quốc gia Đông Nam Á này có truyền thống trồng tảo biển và nhu cầu tiêu thụ mạnh, theo Suryanarayan. Khi công nghệ phát triển và thị trường mở rộng, công ty dự kiến ứng dụng nhiều cỗ máy Sea Combines hơn, bao gồm cả ở quê nhà là Ấn Độ.
Trong khi ngành công nghiệp tảo biển trên toàn cầu tăng trưởng gấp đôi từ năm 2005 đến 2015 và sản xuất 33 triệu tấn vào năm 2018, quá trình sản xuất tốn kém và đòi hỏi nhiều nhân👍 công có thể cản trở thị trường phát triển, theo công ty nghiên cứu thị trường Fortune Business Insights. Giá tảo biển cũng hạn chế tiềm năng sử dụng của nó và trong thị trường hiện nay, tảo biển chỉ tạo nguồn lợi kinh tế khi dùng để sản 🙈xuất thức ăn giá thành cao.
Suryanarayan hy vọng Sea Combine sẽ giúp cắt giảm chi phí và khiến tảo biển trở nên rẻ hơn, từ đó có thể ứng dụng rộng rãi hơn. Công ty đã thu hút 20 triệu USD vốn đầu tư và sử dụng tảo biển thu hoạch bằng cỗ máy để sản xuất những sản phẩm như thức ăn cho động vật và phân bón nông nghiệp ở quy mô nhỏ. Bước tiếp theo của công ty là mở rộn🍷g dòng sản phẩm từ tảo biển, khởi đầu với nhựa sinh học, dự kiến bắt đầu sản 🎶xuất trong vòng ba năm tới.
An Khang (Theo CNN)