Nội tôi có sá☂u người con, cô thứ Năm nên đám cháu vẫn gọi là Năm, chỉ là Năm thôi, kiểu như "Năm ơi, ꦉcho con cái này", "Năm ơi, cho con cái kia". Là con giữa nhưng Năm là rường cột thứ hai trong nhà, chỉ sau bà Nội. Khi vừa đủ 18 tuổi, Năm theo mấy người trong xóm bước chân vào nhà máy, bắt đầu cuộc đời công nhân.
Đồng lương công nhân dệt không đủ trang♔ trải nên sau giờ tan ca, Năm nhận may banh da gia công, gánh nước thuê, đủ cả, kiếm thêm tiền đóng tiền học cho em, mua cuộn giấy dầu che mái nhà, sửa lại chái bếp... 💦Nội thương Năm nhiều bởi Năm phải nghỉ học từ sớm, cùng Nội bươn chải lo miếng cơm manh áo.
Hồi chú Ba gặp nạn rồi qua đời, Nội n🅠hư điên dại vì nỗi đau quá lớn thì Năm phải một tay lo cho hai em như như người mẹ thứ hai dù mọi thứ như quá sức đối với cô bé mới trở 🍎thành thiếu nữ. Ba tôi đi lính xa nhà, khi trở về thì lập gia đình nên hầu như chỉ đỡ đần được phần nào.
Sớm phải lo toan nhiều thứ nhưng chưa bao giờ Năm than thân hay kể khổ. Cuộc sống gắn♐ liền với con thoi, thùng sợi, mấy cô bạn cùng tổ, già có, trẻ có, niềm vui của Năm chỉ là mua cho các cháu tấm áo mới vào đầu năm học, hè đến sẽ dắt đứa nào đi Vũng Tàu "tắm biển ké" theo chuẩn nhà máy...
Cuộc sống cứ vậy trôi qua, kể cả lúc sóng gió ập tới, Năm vẫn ở đó, làm cột trụ vững chãi chèo chống gia đình, bỏ quên cả tuổi xuân trôi qua vùn vụt. Tuổi xuân ấy có chú Hà nhẫn nại chờ đợi Năm suốt mấy năm trời đến tận khi ch🎉ú đi lấy vợ rồi thôi. Năm chỉ đổ cho duyên số nhưng có lẽ từ trong sâu thẳm, Năm không muốn tình thương và trách nhiệm với gia đình bị chia bớt cho ai.
♔ Rồi nhà xảy ra biến c✨ố, gia đình tứ tán, Năm ở lại nhà chăm ông Nội, có thời gian rảnh thì cọc cạch đạp xe đi thăm bà Nội, anh chị em và các cháu. Gần 30 tuổi Năm mới bắt đầu những vòng xe đầu tiên nhờ sự động viên cổ vũ của mấy đứa cháu.
Đi đâu cũng lóc cóc chiếc xe cũ, cái dáng liêu xiêu trên "con ngựa sắt" vẫn in hằn trong tâm trí tôi đến ngày Năm ওrời nhà máy với quyết định đầy khó khăn: nghỉ hưu sớm vì chứng đau lưng và đau khớp. Tuổi trẻ của Năm ở nhà máy, chặng kế tiếp là chợ búa xô bồ bằng số tiền chế độ ít ỏi. Một khởi đầu khác chưa chắc đã an nhàn, khá hơn chăng là đỡ phải làm ca đêm như trước.
Năm tập chạy xe máy, chở những chuyến hàng đầu tiên, bắt đầu lại mọi thứ. Cái thời trào lưu tặng bài hát qua tổng đài 1080 cũng được tôi hưởng ứng, với mo🐻ng muốn tạo cho Năm niềm vui nho nhỏ trong ngày sinh nhật. Cô tôi chưa từng có quà sinh nhật, với thế hệ Năm thì sinh nhật là cái gì đó xa lạ và xa xỉ. Đúng ngày đúng giờ đã định, tổng đài gọi đến tìm Năm, tôi núp sau cánh cửa, len lén nhìn Năm. Năm ừ ừ dạ dạ với người bên kia đầu dây rồi đứng lặng người, quệt vội giọt nước mắt khi lời bài hát "Chị tôi" của nhạc sĩ Trần Tiến cất lên. Đợi Năm gác máy xong tôi mới dám thò mặt ra, Năm dọa đập cho một trận vì cái tội làm Năm xém khóc hu hu. Mỗi người có lựa chọn riêng, lựa chọn của Năm là gia đình lớn dù bên trong nó có cả sự tủi thân lẫn nỗi chạnh lòng bất chợt.
Cuộc mưu sinh ờ chợ tất bật quên ngày tháng,ꦕ buôn bán thì làm gì có nghỉ hưu nên chuyến đi vịnh Hạ Long vẫn cứ ở đâu đó xa xôi. Tết vừa rồi, tìm được chuyến du lịch ưng ý, tôi dò ý Năm. Thấy Năm chần chừ, tôi ra sức rủ rê. Đám cháu mỗi đứa nói vào một tiếng, bà Nội cũng xúi Năm đi, cô Sáu cũng chịu tháp tùng. Vậy là đi.
Chuyến đi vui không tưởng, Năm hăng hái leo cả tram bậc thang chùa Bái Đính, trầm trồ trước m𒊎ột vịnh Hạ Long hùng vĩ, lên tận đỉnh Yên Tử mới thôi... Ngày trở về, Năm nói vui: "Nhờ mấy thằng cháu, ta mới nhớ ra mình từng ước được đi Hạ Long, lần đầu đi thiệt xa và thiệt đã".
Mấy tháng trước, Năm bị viêm ruột thừa phải mồ mà vẫn giấu, cứ tự mình lo liệu vì không muốn phi🙈ền ai. Nhưng phẫu thuật chứ có phải cảm mạo rồi uống thuốc là xong. Bệnh viện yêu cầu phải có người nhà ký giấy mới tiến hành, vậy là hết giấu.
Năm ngày ở bệnh viện, chị em tôi thay nhau vào chăm Năm đến khi xuất viện. Chiều hôm đó, trên đường về, Năm thủ thỉ: "Người ta nói không chồng thì sau này già yếu hay đau bệnh làm gì cũng một thân một mình vì không ai lo nhưng ꦫta thấy ta sướng thấy mồ, bệnh thì hết đứa nọ tới đứa kia chăm, lo ăn lo uống, đưa đi chở về, khổ nỗi gì". Câu nói như lời cám ơn ấy làm tôi phì cười vì vui, vui suốt chặng đường về, nhưng hẳn là có người còn vui hơn tôi nhiều lắm, là cô Năm, người phụ nữ tôi trân quý.
Phải rồi, Năm phải đư𝄹ợc sung ꦅsướng, vì Năm xứng đáng!
Đàm Châu Song Thuận