Trả lời:
DHA (axit docosahexaeno🍌ic) là một loại axit béo không bão hòa đa thuộc nhóm omega-3. Đây là axit béo thiết yếu, không thể thiếu đối với sức khỏe mỗi người.
DHA là thành phần cấu trúc chính của não, chi꧑ếm 90% tổng lượng axit béo omega-3 và 20% tổng lượng chất béo chứa trong não. DHA còn là phần quan trọng của màng tế bào thụ cảm ánh ༺sáng (photoreceptor) trong võng mạc, nơi chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu thần kinh mà não có thể hiểu được.
Trong hầu hết trường hợp, lượng DHA mà cơ thể trẻ tổng hợp nội sinh không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng DHA 🌳của trẻ. Trẻ thiếu dưỡng chất này có thể giảm khả năng học hỏi, nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, dễ bốc đồng và một số rối loạn tâm lý khác khiꦕ trưởng thành. Thiếu DHA còn làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh về mắt, suy giảm hệ miễn dịch.
Nhu cầu bổ sung DHA của trẻ có xu hướng tăng dần theo độ tuổi và cân nặng. Ví dụ, bé 0-6 tháng tuổi được khuyến cáo bổ sung khoảng 55 mg DHA mỗi ngày hoặc 0,1-0,18% tổng calo mỗi ngày. Trẻ 6-12 tháng tuổi như con bạn có thể bổ sung 10-12 mg DHA/kg cân nặ𒊎ng mỗi 👍ngày.
Nguồn bổ sung DHA cho trẻ có thể đến từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc thực phẩm bổ sung DHA. Hàm lượng DHA có trong sữa mẹ thường đáp ứng đủ nhu cầu DHA của trẻ trong 12 tháng đầu tiên. Để duy trì hàm lượng DHA tối ưu cho trẻ, phụ nữ giai đoạn cho con bú nên bổ ꦏsung ít nhất 200 mg DHA mỗi ngày.
Đối với trẻ sử dụng sữa công thức, phụ huynh nên kiểm tra sản phẩm, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Cha mẹ tham vấn ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để xác định hàm lượng DHA, lượ▨ng sữa cần thiết mà bé cần tiêu thụ mỗi ngày.
Trẻ sinh non nên bổ sung DHA cao hơn so với bé sinh đủ t🐷háng nhằm tăng cường hỗ trợ phát triển trí não và mắt. Nguyên nhân do trẻ sinh non không có đủ thời gian trong bụng mẹ để tích lũy lượng DHA quan trọng trong ba tháng cuối của thai kỳ. Những trẻ có các vấn đề sức khỏe đặc biệt khác cũng cần được điều chỉnh liều lượng DHA phù hợp để 🌳hỗ trợ phát triển và sức khỏe tổng thể.
Bổ sung quá nhiều DHA cho bé có thể làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu, khiến máu khó đông và gây chảy máu quá mức. Một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra như khó tiêu, đầy hơꦗi và chán ăn. Phụ huynh nên đưa con đi khám dinh dưỡn൩g và để tránh nguy cơ tiềm ẩn từ việc bổ sung DHA quá mức.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Độc giả gửi câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp |