Bé không thích đến nhà người lạ, sợ bóng tối. Tôi rất lo khi thấy tình trạng của con như vậy. Tôi định cho cháu đi học mẫu giáo sớm để hòa nhập môi trường mới, gặp bạn gặp cô, đỡ thui thủi một mình ở nhà với bà. Tuy nhiên, tôi lo phần chăm sóc vì con vốn lười ăn, ít uống sữa. Liệu đến một môi trường mới như trường mầm non con tôi có mạnh dạn, hoạt bát hơn không hay lại càng sợ sệt, nhút nhát hơn? (Thanh Tâm)
Trả lời:
Trướ⭕c hết, tôi xin được chia sẻ tâm lý lo lắng của bạn về tính nhút nhát hay lo sợ của bé. Đú🌜ng như bạn chia sẻ, có thể tính nhút nhát hay lo sợ của con xuất phát từ nguyên nhân trẻ ít được tiếp xúc với mọi người xung quanh, thường tiếp xúc trong môi trường hẹp chỉ có 2 bà cháu nên khi gặp người lạ, tiếng động mạnh hoặc bóng tối... thì nảy sinh tâm lý lo sợ.
Khi 2 tuổi, trẻ có thể đi đứng vững vàng và có vốn từ kha khá, đây là giai đoạn “vàng” để trẻ phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức và các kỹ năng quan trọng. Bên cạnh việc giáo dục trong gia đình thì trẻ cần được làm quen với chương trình giáo dục nhân cách, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng phù hợp với độ tuổi, đặc biệt là tiếp xúc nhiều với các bạn cùng tuổi để có cơ hội giao tiếp và hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, cho con đến trường mầm non là lựa chọn phù hợp để giúp trẻ có môi trường hòa n🥂hập và phát triển tốt.
Đến trường mầm non là bước ngoặt đầu tiên và rất quan trọng với các bé nên cha mẹ cần có sự chuẩn bị từ việc chọn trường, chọn lớp, vật dụng cần thiết và nhất là chuẩn bị tâm lý, thể chất thật tốt. Chúng tôi xin đưa ra một số k🌟inh nghiệm, mong rằng sẽ giúp bạn có những định hướng tốt cho con:
- Chọn trường, chọn lớp: Bạn nên tìm hiểu trường mầm non ở gần nhà hoặc gần nơi làm việc của bạn, thuận tiện cho việc đưa đón con và có mức học phí phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình. Sau đó bạn dành thời gian để đến thăm quan những ngôi trường đó, hãy tìm hiểu về điều kiện vật chất xem có đảm bảo an toàn cho trẻ không, chế độ ăn uống và sinh hoạt ở đó thế nào, tình hình giáo viên, số lượng học sinh? Đó là thông tin cần thiết giúp bạn yên tâm gửi gắm con. Khi đã có sự lựa chọn phù hợp bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn rấꦅt nhiều.
Bạn hãy nhìn cách giáo viên chăm sóc các trẻ khác để biết họ có làm tốt việc chăm sóc con mình hay khô𓆏ng? Phần lớn giáo viên mầm non đều được 𝓀đào tạo rất kỹ về kỹ năng chăm sóc và nuôi dạy trẻ nên bạn cũng yên tâm khi giao con cho các cô chăm sóc.
- Chuẩn bị tâm lý: Trước khi cho con đến trường b🦩ạn cần dẫn đi làm quen với nhóm trẻ con hàng xóm để trẻ quen dần việc chơi với các bạn. Bạn nên kể cho trẻ nghe những câu chuyện về lớp học, trường mẫu giáo, bạn bè, cô giáo, tập cho trẻ chơi ๊trò chơi lớp học... để trẻ không cảm thấy xa lạ khi đến trường mầm non. Những ngày đầu đến lớp bạn nên ở lại với trẻ sau đó tách dần. Trẻ thường khóc lóc, chống cự trong tuần đầu lên lớp vì thế bạn cũng không nên quá lo lắng, dần dần trẻ sẽ quen với việc đến lớp học.
- Chuẩn bị thể chất: Bạn cần đảm bảo trẻ đã có thể đi đứng vững vàng, c⛄ó sức khỏe tốt🐻 trước khi đến lớp.
-﷽ Hành trang đến lớp♎ của bé: Bạn cần chuẩn bị cho trẻ cặp sách (ba lô) đựng quần áo, bỉm (nếu trẻ còn dùng bỉm), giày dép, khăn, tất… và nhất là phải ghi rõ thông tin về gia đình, số điện thoại liên lạc và thông tin cần thiết về trẻ như dị ứng với nhóm thực phẩm nào, khi trẻ sốt thì nên cho uống loại thuốc nào? Hoặc những đặc điểm nổi bật của trẻ để giáo viên mầm non ghi nhớ và phối hợp cùng bạn trong việc chăm sóc.
ওMong rằng với sự chuẩn bị kỹ càng bạn sẽ cảm thấy tin tưởng và yên tâm hơn để gửi con đến trường. Chúc cho bé có sự khởi đầu thuận lợi và dễ dàng!
Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh
Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC